top of page
Writer's picturehungson1942

NGƯỜI TÌNH ĐIỆP VIÊN




Truyện ngắn của Hùng Sơn



Anh chủ nhiệm nhật báo Thời Báo hối lên, hối xuống mà Sơn vẫn ì ra. Mấy hôm nay chàng bận kinh khủng, chẳng có giờ nào ngồi vô bàn viết cho số báo Xuân Tân Mùi của anh được. Không biết anh có biết như vậy không, hay là tưởng chàng bí đề nên đã gọi điện thoại gà.

Anh ta vừa cười hề hề trong máy vừa nói:

- Ê, Sơn à, hay là cậu viết cho tớ về mấy nàng ca sĩ đi. Món đó cậu viết hoài mà.

Sơn cũng cười cười trả lời:

- Xong ngay, nếu cậu muốn tớ sẽ phỏng vấn mấy em về để tài : “ Năm Dê nói chuyện Heo” coi bộ hấp dẫn lắm đó.

Tuy là nói chơi nhưng Sơn lại muốn viết về mấy cô ca sĩ này thực. Và hôm xuống báo Mõ Tị Nạm, Sơn hỏi Hải:

- Ê… cậu thấy có cô ca sĩ nào ngồ ngộ. Giới thiệu cho tớ làm đề tài viết một bài báo cho Xuân Thời Báo đi.

Hải trả lời thực lẹ:

- Nhất định là có rồi. Quán Thằng Bờm của tụi mình, thiếu gì nữ ca sĩ sáng giá cho cậu viết. Cuối tuần nghe các em trình diễn đi rồi tha hồ mà lựa.

Sơn cười hì hì. Từ hồi nào tới giờ, chàng vẫn khoái anh chàng chủ báo độc thân vui tính này. Y vừa là chủ báo mà cũng là chủ phòng trà nữa. Tuy nhiên, anh ta khác với các tay chủ phòng trà khác ở chỗ, chẳng để ý gì tới vấn đề chi thu cả. Hải đã dùng quán cà phê phòng trà Thằng Bờm làm chỗ hội hè chính trị, ra mắt sách và làm văn hóa hơn là làm thương mại.

Cũng vì vậy mà những ca sĩ hát ở đây vì nghệ thuật nhiều hơn vì tiền. Đó cũng là lý do Sơn thích la cà tới đây tìm đề tài viết qua giới nghệ sĩ dễ thương này.

Tối nay trời trở lạnh đúng như lời tiên đoán của sở khí tượng. Có lẽ hôm nay phải là ngày lạnh nhất trong năm. Sơn khoác thêm chiếc áo dạ thật dầy, phủ tới chân. Đây là lần đầu tiên chàng mặc chiếc áo này. Thường dù lạnh hay nóng, Sơn có thói quen chỉ mặc một chiếc áo lạnh bốn túi của Hải quân. Loại áo mà chàng mặc cả một đời lính, gần mười lăm năm trong quân ngũ.

Lái xe từ San Francisco xuống San Jose, chàng suy nghĩ miên man về đề tài nào viết cho hấp dẫn. Nghe anh chủ nhiệm Thời Báo nói; báo Xuân năm nay phải là vĩ đại lắm. Do đó bài vở phải thực đặc sắc. Sơn mỉm cười một mình, vì một ý nghĩ tinh nghịch thoáng qua đầu. Nếu chàng viết ngay về cu cậu chủ nhiệm này coi bộ cũng hấp dẫn lắm. Chắng là trong năm qua, anh ta làm mưa làm gió trên thị trường báo chí ghê quá. Phải thú thực ở miền Bắc Cali này, ít có tay nào làm báo ngang ngửa với y lắm. Sơn cũng đã sống lâu đời trong làng báo Sài gòn, nhưng so với tên này, chàng tự nhận mình chưa phải là đối thủ của y. May mà hai thằng thân nhau, chứ mỗi đứa một phe, lâu lâu viết bài choảng nhau thì đổ nợ.

Mải sui nghĩ miên man, Sơn đã lái xe tới quán cà phê Thằng Bờm hồi nào không hay. Vừa mở cửa xe, gió ở ngoài lùa vào lạnh buốt da mặt. Chàng vội với chiếc khăn quàng quấn chung quanh cổ rồi chạy thực nhanh vào quán. Hy vọng tìm được hơi ấm ở trong đó. Cánh cửa phòng trà vừa mở, tiếng nhạc của những tay nhạc sĩ của quán cà phê Thằng Bờm đã xoáy vào đầu chàng. Sơn vẫn khoái lối chơi nhạc của mấy tay này. Họ chơi ít ồn ào, nhưng thực mạnh và ấm. Giọng ca của nữ ca sĩ Uyên Linh cao vút đang tỏa ra không gian. Sơn kéo ghế ngồi. Dựa lưng vào thành ghế, doãi thẳng hai chân cho gân cốt thoải mái để bù với gần hai tiếng đồng lái xe từ nhà tới đây.

Chàng kêu một ly cà phê thực đậm, để dự định thức trắng đêm nay viết bài. Đây là thói quen của Sơn mỗi khi cần viết một bài đặc biệt cho bạn bè.

Đang nhâm nhi ly cà phê nóng, bỗng Sơn giật nẩy mình vì một cô ca sĩ lạ, vừa bước lên sân khấu.

Chàng lẩm bẩm: “Ơ hay, sao lại có chuyện này được nhỉ. Anh chàng MC Nguyên Khôi vừa giới thiệu nàng là ca sĩ Bích Ngọc mà. Trong đời mình sao cứ gặp người giống người liền liền như thế này.”

Mấy tháng trước chàng tới đây, nghe nữ ca sĩ Thạnh Thảo hát lại cứ ngỡ là người yêu của mình trong đoàn Tâm Lý Chiến Hải Quân. Thạch Thảo có giọng ca giống hệt Lệ Thường.

Hôm đó cô nàng làm nước mắt Sơn dàn dụa. Vì hồi đó, Lệ Thường đã chết trên tay chàng trong một lần đi hát ở tiền đồn. Bài hát Thạnh Thảo hát hôm đó, cũng là bài hát Lệ Thường đang hát thì bị Việt cộng pháo kích chết.

Hôm ấy Lệ Thường còn đang nghẹn ngào với lời ca ai oán, biệt ly người tình thì Việt cộng pháo, làm nàng banh xác chết trên tay Sơn.

Còn hôm nay, Bích Ngọc trên kia lại giống hệt Lê. Ngươi điệp viên đầu tiên Sơn huấn luyện ở hải ngoại để gửi về Việt Nam. Lê rất đẹp, nàng ca cũng thật hay, nhưng chẳng bao giờ muốn làm ca sĩ. Nàng muốn trở thành điệp viên và Sơn đã làm cho nàng toại nguyện.

Những ngày tháng đất nước rối loạn đầu năm 1975. Anh em trong đảng đã đoán được sự sụp đổ của miền Nam không thế nào tránh được. Những cuộc họp khẩn cấp của đảng diễn ra liên miên. Khối Tình Báo của Sơn phụ trách được đặc biệt chú ý trong kế hoạch phục quốc. Chàng đã nhận được chỉ thị phải bay ra nước ngoài trước khi miền Nam lọt vào tay cộng sản.

Nhiệm vụ của Sơn là đào tạo những điệp viên với kỹ thuật cao, tiến triển theo đà phát minh phi mã của khoa học kỹ thuật ngày nay để đưa họ về nước hoạt động.

May mắn cho chàng gặp được Lê trong trại tị nạn Phi Luật Tân.

Lê có cô bạn chết trên biển trong lúc di tản, và nàng còn giữ được giấy tờ của cô ta. Chàng đã khuyên Lê dùng giấy tờ đó vào Mỹ. Còn giấy tờ thực sự của nàng sẽ được sẽ được sử dụng khi trở về hoạt động tại Việt Nam.

Sơn đã huấn luyện Lê ngày đêm. Cả hai vừa phải đi làm sinh nhai, vừa cố công học hỏi. Lê học rất nhanh, vì có lẽ nàng đã chọn đúng sở trường của mình.

Chuyến trở về của Lê may mắn chót lọt ngoài sự dự đoán của Sơn. Lê đã trở về Đà Nẵng, nơi nàng sinh trưởng ở đó. Chính gia đình Lê cũng không biết gì về việt làm của Lê.

Với giấy tờ hợp lệ và được bà con chòm xón xác nhận. Lê điền nhiên sinh sống ở tỉnh nhà để tổ chức cụm tình báo của nàng. Cho tới nay, Lê đã giúp biết bao điệp viên trở về ngờ ngờ ở lại hoạt động.

Chưa bao giờ Sơn thấy gửi điệp viên về Việt Nam lại dễ như những năm gần đây. Người của chàn g đi đi về về như đi chợ. Chỉ cần mang một tí đô la về, với lý do thăm gia đình là mấy chú cán bộ Việt cộng từ trên xuống dưới, cúi rạp mình bợ đỡ. Chúng chỉ mong xin xỏ được chút tiền còm, mà có biết đâu đang tiếp tay cho các điệp viên của tổ chức chàng hoạt động.

Sơn không ngờ kế hoạch chuyển tin tức thế giới về Việt Nam mà anh em âm thầm thực hiện bấy lâu nay, bây giờ đã có không biết bao nhiêu tổ chức người Việt ở hải ngoại tiếp tay. Việc đó đã trở thành công khai với danh từ quen thuộc là: “Chuyển Lửa Dân Chủ Về Việt Nam”.

Vừa rồi nhóm “Phát Huy Tinh Thần Nguyễn Chí Thiện” cho phát hành tập thơ “Hoa Địa Ngục” của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, in thật đẹp. Sơn đã lấy ngay bản in đó in lại bằng một loại giấy mỏng, gọn gàng. Tập thơ này đã được người của chàng đem hàng vali về Việt Nam, ngay ngã du lịch mà không hề hấn gì. Vì chỉ đút vài chục đô la cho Hải Quan là chính mấy chú công an sách vali cho người của chàng ra tận xe ngoài phi trường. Đó là chưa kể có anh còn hăng hái lấy công xa chở về tận nhà nữa.

Sáng kiến của Lê cho phân phối tập thơ này cũng rất độc đáo. Nàng đã nhét tiền vào trong cuốn sách nhỏ này. Đêm đêm lén bỏ vào từng nhà đồng bào. Kết quả là cho tới bây giờ chưa có ai khai báo gì về tập thơ đó với công an cả. Cái tâm lý này ai cũng biết, trong khi túng thiếu, đói khổ, có người nhét tiền vào nhà làm gì có ai can đảm đem nạp cho chính quyền đâu. Dù bà con có đọc xong cuốn thơ cũng đốt đi là cùng. Thật là vui vẻ cả làng.

Lê đã báo cho chàng kết quả này, và nàng rất phấn khởi cho biết đã thuộc lòng những bài thơ đó. Nàng nói cứ mỗi lần nhẩm lại một bài thơ nào đó của Nguyễn Chí Thiện lại thấy khoái trong bụng.

Sơn mường tượng nét mặt vui mừng của Lê trong những ngày sống ở Santa Cruz với bờ môi chín mọng, chiếc mũi thon thon chạy dài, cùng với bộ ngực đầy ắp trắng mơn mởn, phập phòng, nhấp nhô bên chàng mà lòng lâng lâng.

Ngày đưa Lê ra phi trường đi Âu châu, trước khi qua vài quốc gia khác rồi lọt về Việt Nam. Cả Lê lẫn Sơn cùng súc động. Nước mắt nhạt nhòa trong nụ hôn từ giã.

Lê tức tủi thì thầm:

- Anh ơi, nhất định chúng mình sẽ gặp lại nhau ở Việt Nam phải không anh.

Thế mà cho tới nay đã hơn mười năm rồi. Mười năm xa cách. Mười năm nhớ nhung. Nhưng cũng là mười năm phấn đấu không ngừng cho lý tưởng tự do của dân tộc.

Sơn chăm chú nhìn lên sân khấu. Chàng đắm đuối ngắm hình hài nữ điệp viên qua hình dạng cô nữ ca sĩ mới gặp lần đầu này. Không biết khéo làm sao, nàng đang hát bản “Một Vì Sao Sáng”. Tiếng nàng thực rõ và trong. Hơi nhạc ấm áp tỏa đầy:

- “ Một vì sao sáng, đêm đêm lạnh lẽo . . . “

Thần kinh Sơn co lại. Cõi lòng tê tái. Lời ca này và bờ môi kia là của người nữ điệp viên của chàng chăng. Tự nhiên chàng có linh cảm chuyện gì chẳng lành đang xẩy ra cho nàng. Cuộc đời của một điệp viên hoạt động trong lòng địch gặp bất trắc là chuyện thường. Chàng không dám nhìn lên sân khấu nữa. Lật đật đứng dậy ra quầy hàng trả tiền. Cô gái nho nhỏ, xinh xinh trong quầy hàng hàng hỏi:

- Có phải anh là bạn anh Hải không?

Sơn lắc đầu ngay.

- Không.

Cô bé mỉm cười.

- Anh là bạn anh Hải, em không dám tính tiền đâu.

Sơn lắc đầu.

- Tôi uống thì trả tiền mà.

Cô bé nói thực nhỏ nhẹ và ngọt ngào:

- Hay là anh chờ anh Khôi Nguyên đi. Anh ấy biết tính tiền cho anh. Còn em thì chịu.

Sơn mỉm cười.

- Cô không biết tính tiền thì làm ở đây thế nào được.

Cô bé vẫn cười thực dể thương. Bỗng chiếc Beeper gài bên hông chàng rung lên từng hồi. Chiếc máy này chỉ có anh em tron g đảng biết số và dùng để liên lạc với nhau trong trường hợp khẩn cấp.

Sơn lật đật bỏ tờ giấy bạc lên quầy hàng, vội vã chạy ra xe làm mấy cô gái trong quầy hàng sững sờ. Chàng không còn bụng dạ nào để ý tới chuyện chung quanh nữa. Từ hồi được trang bị số beeper này, đây là lần thứ nhì có người gọi. Lần đầu mấy năm về trước, được báo tin anh đảng trưởng vượt biên, bị cảnh sát biển phát hiện. Một cuộc chống cự diễn ra ác liệt. Kết quả chỉ có một đồng chí trong đảng sống sót. Toàn bộ đảng viên trên ghe đều bị giết. Trong đó có anh đảng trưởng!

Hôm nay chiếc beeper này lại rung lên. Không biết là chuyện gì. Sơn chạy nhanh ra xe. Trời thực lạnh mà mồ hôi chàng ra ướt áo. Sơn vội vàng lấy chiếc điện thoại cầm tay gọi số ghi trên beeper. Chàng hồi hộp nghe từng tràng chuông reo, rồi có tiếng người ngoại quốc trả lời. Sợ mình bấm lộn số, chàng bấm nút tắt điện thoại rồi mở ra gọi lại một lần nữa. Giọng một cô gái Mễ hỏi chàng có thể tới tiệm cô ta ráp miếng kính vừa bị đập bể được không?

Sơn sững sờ. Không hiểu đây là mật mã hay cô nàng gọi lầm số. Chàng có phải là người ráp kiếng bao giờ đâu. Sơn vội vàng nhận lời ngay và xin địa chỉ. Dù sao chàng cũng cũng phải tới đó cho biết thực hư.

Nhìn địa chỉ vừa ghi. Chàng nửa khóc nửa cười. Nó ở mãi tận Santa Cruz. Nghĩ là chàng phải lái xe qua con dèo dài hơn bốn mươi cây số trong đêm tăm tối này. Thôi cũng đành vậy.

Con đèo này chàng đã lái xe qua không biết bao nhiêu lần. Vậy mà hôm nay sao chàng thấy nó lạ lùng quá. Những khúc quanh, những mỏm đá nhô ra đường bên sườn đồi cũng làm chàng lạnh mình.

Nhưng cuối cùng lái xe gần một tiếng sau Sơn cũng tới thành phố Santa Cruz. Nơi này chàng thuộc lòng đường phố như chỉ bàn tay mình. Những con đường chạy dọc theo bờ biển, những con phố thương mại. Ngay cả đường tới đại học UCSC trên một ngọn đồi chàng cũng đã lái xe qua cả trăm lần.

Chỗ cô gái Mễ gọi cho chàng nằm nay ven bờ biển, trên con đường sát với khu giải trí trên bãi biển Santa Cruz. Không hiểu có phải người của đảng sai cô ta hẹn chàng tới đó hay không. Sơn đâm hoang mang. Không lý hết dân Việt rồi hay sao mà anh em tuyển dân Mễ vào đảng chứ !

Xe tới bờ biển, chàng lái xe chậm lại để tìm số nhà. Bây giờ là mùa Đông nên khu này thực vắng. Không một bóng người qua lại. Gió biển thổi lạnh căm căm. Nếu là mùa Hè, dân chúng túa ra đây như chẩy hội. Sơn bật đèn pha để nhìn cho rõ những hàng số của các cửa tiệm dọc theo bên đường. Cứ mỗi lần phải kiếm số nhà là Sơn bực bội, vì không biết cái thứ dân gì thật lười biếng ghi số nhà ra trước cửa. Ngay cả cơ sở thương mại cũng không thèm để số nữa. Bỗng Sơn nhìn thấy một cửa hàng nhỏ nằm khuất trong bóng tối của hàng cây ngoài đường, cửa kiếng bị bể. Người con gái Mễ đứng co ro, nép mình bên trong. Chàng muốn lái xe trở về. Nhưng tiếc công từ xa lặn lội tới đây, chẳng lẽ không xuống xe nói chuyện với khổ chủ vài câu. Coi chừng biết đâu đập kiếng bể là chủ ý của anh em trong đảng muốn ngụy trang cho kỹ cũng nên.

Sơn cầm ngang chiếc beeper đưa ra trước mặt cho cô gái coi. Chàng đọc mật khẩu, cô gái ngơ ngác hỏi bằng tiếng Anh ngọng nghịu:

- Anh có thể ráp kiếng cho tôi đêm nay được không. Tôi sợ tụi trộn trỏ lại khuân hết đồ đó.

Sơn bật cười hỏi:

- Cô lấy số beeper của tôi ở đâu ra?

Cô gái chỉ cuốn điện thoại niên giám trên bàn. Sơn nhìn theo ngón tay cô ta rà số điện thoại và beeper trên một trang quảng cáo. Chàng đưa chiếc beeper cho cô ta coi. Hai con số sau cùng của tiệm cắt kính là 11, còn số trên beeper của chàng là 77. Cô gái chưng hửng, nhìn chàng trừng trừng, lắp bắp:

- Trời ơi… tôi xin lỗi anh. Xin lỗi anh. Anh không phải là thợ cắt tiếng à. Tại sao anh không nói mà lại tới đây?

Sơn nắm bàn tay giá buốt của cô gái, mỉm cười.

- Bạn bè tôi thường hay chơi cái trò ú tim này. Bởi vậy hôm nay tôi mới lầm. Nhưng mà theo tôi biết; giờ này không có thợ cắt kiếng nào làm liền cho cô được đâu. Tại sao cô không kêu người nhà lấy ván ép đóng đỡ lại đêm nay. Chờ sáng mai gọi thợ có phải hơn không.

Cô gái lắc đầu, nàng nói như muốn khóc:

- Em đâu có ai để nhờ làm được cái vụ đó.

- Chồng cô đâu?

- Tụi em ly dị mấy năm nay rồi.

- Thế cô không ở với anh em bà con gì sao.

- Có chứ. Em ở với ba má. Nhưng cả hai cùng hơn bẩy mươi tuổi rồi, đâu có giúp gì được em. Còn anh em cũng đông, nhưng đều ở các tiểu bang khác thật xa. Từ chợp tối tới giờ, em gọi điện thoại đi tứ tung. Nhưng bây giờ áp Giáng Sinh nên không có tiệm cắt kiếng nào chịu tới đây đêm nay cả. Em nói bao nhiêu tiền cũng trả. Nhưng mọi người đều từ chối. Đến lúc gọi lầm số anh, em mừng muốn điên lên. Ai ngờ cũng chẳng được gì. Có lẽ cái kiểu này phải thức trắng đêm ở đây mất thôi.

Sơn bắt đầu thấy ái ngại cho cô gái.

- Tôi nghĩ cô không nên ở lại đây đêm nay đâu. Nếu tụi bất lương trở lại. Liệu cô có yên thân với chúng nó không. Chứ đừng nói gì giữ được đồ đạc trong tiệm.

Cô gái bật khóc, nàng nắm chặt tay Sơn.

- Anh có giúp gì được em không. Anh muốn bao nhiêu tiền em cũng trả hết.

Bỗng nàng ngưng bặt, liếc nhanh chiếc xe Mercede mới tinh của Sơn. Chàng biết cô bé này đang nghĩ gì. Sự thực chiếc xe này cũng không phải của chàng. Hồi chiều có cô bạn làm chủ tiệm Massage đòi mượn xe chàng mấy bữa để đi bắt ghen thằng bồ cô ta. Cô ta đưa chiếc xe Mercede này cho Sơn đi. Biết cô bé Mễ này hiểu lầm. Chàng chỉ mỉm cười, dìu nàng ra xe, mở cửa xe cho nàng lên.

- Em hãy lên đây ngồi cho đỡ lạnh đã. Rồi chúng mình tính sau. Chứ đứng ngoài này lạnh cóng có ích gì đâu.

Cô bé ngoan ngoãn chui vô xe chàng ngay. Có lẽ hơi ấm trong xe làm nàng dể chịu, nên có vẻ bình tĩnh hơn. Cô ta nói thực nhỏ nhẹ:

- Em tên Lisa, còn anh tên gì?

- À, tên anh khó đọc lắm. Nhưng nó cũng nháng nhác như chữ Sam. Vậy em cứ gọi anh là anh Sam được rồi.

- Vậy anh Sam à, anh có nghĩ giúp gì được cho em đêm nay không.

Sơn nhìn người con gái Mễ mũm mĩm. Tự nhiên thấy lâng lâng. Chàng gật đầu.

- Để chúng mình tính xem phải làm cái gì đã nhé.

Cô gái mừng rỡ, ôm lấy chàng hôn mạnh lên má. Vừa lúc một chiếc xe cảnh sát lướt qua. Người cảnh sát ló đầu ra nói lớn.

- Ê… mày có bạn trai tới giúp rồi phải không. Như vậy tụi tao yên tâm rồi.

Cô gái quay kiếng xe xuống nói lớn:

- Cám ơn mấy anh nhé, tôi đỡ khổ rồi.

Xe cảnh sát vừa chạy khỏi. Khuôn mặt cô gái Mễ rạng rỡ. Nàng quay qua Sơn hỏi:

- Em nói đại anh là bạn trai em, anh có buồn không?

Sơn vòng tay kéo cô gái sát vô mình. Nàng theo tay Sơn ngả vô ngực chàng ngay. Bộ ngực căng tròn tì vô tay Sơn thơm mùi da thịt. Chàng không nói gì, cúi xuống thực thấp. Cô gái cười khúc khích. Hình như nàng đã quên hết phiền phức. Chiếc áo lạnh dầy cộm của nàng lùng bùng được cởi ra thực nhanh. Bây giờ Sơn mới biết bên trong chiếc áo lạnh đó nàng chỉ mặc mỗi bộ đồ ngủ thực mỏng, không đồ lót. Nàng thì thầm như phân đua:

- Em đang ngủ thì cảnh sát gọi tiệm bị đập kiếng, nên choàng vội chiêc áo lạnh này chạy ra đây.

Sơn mỉm cười tham lam.

- Anh có nói gì đâu.

Cô gái hơn nhướn mình lên thì thầm:

- Anh nói thực không đó.

- Từ lúc tới đây, anh có nói láo em cái gì đâu.

- Anh có bạn gái chưa?

- Có, nhưng ở mãi tận bên kia biển Thái Bình.

Vừa nói Sơn vừa chỉ ra ngoài biển. Cô gái vít đầu chàng xuống thì thầm:

- Như vậy thì em hết lo rồi.

- Anh cũng không còn lo nữa.

Cô gái ngơ ngác, hỏi:

- Anh lo cái gi chứ. Em chẳng nói với anh là đã ly dị chồng từ mấy năm nay rồi sao. Hơn nữa, giờ này anh ấy trở về Mễ lấy cô khác rồi. Bây giờ em còn chưa có bạn trai là hiền lắm rồi còn gì nữa.

Sơn bật cười.

- Không phải anh lo chuyện đó, mà là chuyện cái beeper.

Cô gái càng ngạc nhiên.

- Cái beeper của anh làm sao?

Sơn bịa chuyện.

- Thực ra em thấy anh có điện thoại cầm tay nhưng nhiều khi tắt mày. Bởi vậy phải mang beeper này, vì má anh bắt mang. Khi nào bà ấy gọi anh bất cứ ở đâu là phải tới ngay. Nó cũng như một sự kiểm soát thường trực thôi. Nhưng mỗi lần gọi là có chuyện lớn.

Cô gái cười như nắc nẻ.

- Vậy mà hôm nay em gọi trúng số beeper của anh hả. Chuyện này cũng lớn phải không anh.

Vừa nói, nàng vừa chồm lên, bờ môi ngọt lịm tràn đầy. Sơn luồn tay vô chiếc áo ngủ mỏng manh của nàng. Hình như cô ta vừa rên lên. Nhưng Sơn lại nghe như tiếng rên rỉ của Lê. Nàng đã viết thư cho chàng nhắn nhủ Sơn phải đi lấy vợ. Vì nàng đã làm đám cưới với một cán bộ cao cấp Việt cộng trong Bộ Chính Trị của đảng Cộng sản rồi. Lê cho biết chẳng yêu thương gì tên chồng này. Nhưng nàng phải lấy y vì qua hắn, Lê mới có thể hoạt động đắc lực cho tổ chức được. Đó là một hy sinh to lớn nhất cho tổ quốc. Nhưng lòng nàng còn áy náy với mối tình của Sơn ngày nào bên nhau trên thành phố Santa Cruz thơ mộng.

Sơn thì thầm: “Bây giờ em hãy yên tâm phục vụ cho lý tưởng của chúng mình. Đừng có mặc cảm gì nữa. Anh cũng chỉ là một con người tầm thường thôi”.

Thân thể cô gái Mễ vặn vẹo trong vòng tay Sơn. Chàng bấm cho ghế từ từ ngả xuống như một chiếc giường thực êm ấm. Nhưng chàng vẫn thấy trong lòng trống rỗng và lạnh lẽo làm sao.

Bên ngoài sóng biển đập vào bờ thật ầm ỹ. Gió rít lên từng cơn: “Chắc chắn bên kia bờ biển Thái Bình cũng lạnh lắm phải không Lê!”


Hùng Sơn


HẾT

12 views0 comments

Recent Posts

See All

Comments


bottom of page