top of page
Writer's picturehungson1942

NGƯỜI VỢ MA # 7

Updated: Jul 26, 2022






NGƯỜI VỢ MA # 7


Chương Bẩy

Có lẽ vì khí hậu Sài gon năm nay nóng hơn mọi năm nên không thấy có ai mặc đồ lớn ra dạo phố. Đa số dân chúng mặc áo sơ mi ngắn tay, nhiều người cũng chẳng thèm bỏ trong quần. Còn các bà các cô lâu lâu mới thấy có người mặc đồ đầm. Còn phần nhiều mặc đồ bộ thời trang mới, không thấy có một chiếc áo dài nào! Thỉnh thoảng có vài cặp vợ chồng trẻ đắt mấy đứa con nít mặc áo dài thôi.

Trong khi đó cả bốn người trong gia đình Sinh đều mặc áo dài kiểu mới. Bốn chiếc áo dài giống nhau từ mầu sắc tới thiết trí kiểu cọ. Cho nên gia đình chàng nổi bật trước đám đông. Mấy anh thợ chụp hình dạo bán theo Sinh.

- Chú cho cháu xin mấy kiểu hình nhé.

Sinh gật đầu.

- Các anh muốn chụp gì thì cứ chụp. Nhưng chúng tôi không quen đứng làm kiểu cho các anh chụp đâu nhé. Tôi ở phòng 36 Palace Hotel. Chụp xong làm thành album mang lên phòng cho tôi.

Đán thợ chụp hình nhao nhao nói:

- Dạ…dạ, để chúng cháu chụp như vậy mới tự nhiên ạ.

- Chúng cháu sẽ làm album tuyệt đẹp, đem lên khách sạn cho chú ngay trưa mai thôi ạ.

- Cứ tin tưởng ở tụi cháu đi. Toàn dân nhà nghề không à.

Sinh mỉm cười, gật đầu.

- Được rồi, cứ như thế đi nhé.

Đi qua một quán bán bông. Bỗng Bưởi dừng lại, nàng chỉ vào quầy bán bông, ấp úng nói:

- Con…c.o.n.. t.h.í.c.h.

Bình cũng dừng xe lăn lại bên cạnh em.

- Chị cũng thích hoa. Đẹp quá phải không em.

- Ừ…đ.ẹ.p… đẹp quá.

Sinh nhìn hai cô mỹ nữ ngây ngô của mình mỉm cười.

- Tụi con thích hoa nào.

Bình chỉ ngay vào mấy bó hoa hồng đỏ chót.

- Con thích hoa hồng đỏ đó chú.

Bưởi cũng nói theo chị.

- Con…c.o.n.. t.h.í.c.h hoa đỏ.

Sinh nói với cô bán hàng.

- Cô làm ơn cho tôi xin bó hồng đỏ đó đi. Nhưng lấy ra ba bông cắt ngắn cuống và gai đi cho tôi được không.

Cô bán hàng cười cười có vẻ thành thạo.

- Chú tính gài lên tóc mấy cô này phải không.

Mỹ Kiều cười khúc khích.

- A… cái này lãng mạng nhe.

Đúng như cô bán bông nói. Sinh cần ba bông hồng gài lên tóc cho Bưởi, Bình và sau khi gài bông hoa lên tóc Mỹ Kiều, chàng trao luôn bó hoa cho nàng. Mỹ Kiều vừa tính ôm lấy chàng thì Sinh đã quì xuống. Chàng móc trong túi ra chiếc nhẫn, cầm tay nàng hỏi:

- Em có bằng lòng làm vợ anh không?

Mỹ Kiều bất ngờ tới sững người. Nàng không ngời Sinh lại nói lời cầu hôn trước đám đông như vậy. Trong khi Sinh đeo chiếc nhẫn vô ngón tay Mỹ Kiều, ánh đèn chụp hình lóe lên liên tục. Nhiều tiếng vỗ tay chung quanh Sinh trước khung cảnh lãng mạn ấy.

Nước mắt Mỹ Kiều tràn đầy. Những giọt nước mắt hạnh phúc lăn tròn trên má. Nàng kéo Sinh đứng dậy, ôm choàng lấy chàng, hôm lên bờ môi nóng bỏng của Sinh. Thì thầm nói trong hơi thở.

- Em bằng lòng làm vợ anh. Em bằng lòng làm vợ anh.

Tối hôm qua, Sinh đã nói thực với Mỹ Kiều là mình ly dị vợ mấy năm nay rồi mới qua Việt Nam cho khuây khỏa, và đang tính kết hôn với Hồng thì sự việc đổ vỡ đã xẩy ra. Thế mà bây giờ Sinh lại đeo nhẫn cưới cho nàng thì còn gì hạnh phúc hơn. Mỹ Kiều muốn lịm đi trong niềm vui vô bờ bến.

Bây giờ Mỹ Kiều ôm cứng lấy Sinh bước đi lâng lâng như trên mây. Trong khi Sinh ôn ngang eo nàng dìu đi trên đường phố, trong ánh đèn mầu trang trí cho ngày hội Xuân trên con đường tình êm ả. Một lúc sau, Sinh đưa tất cả vô quán cà phê ven đường nghỉ chân. Những hàng ghế xếp đầy trên vỉa hè làm chật lối đi, nhưng lại rất thoải mái cho khách hàng trong không khí thoáng mát này.

Cách mấy hàng ghế bọn Sinh ngồi uống nước, có cặp vợ chồng già. Anh chồng cụt cả hai chân, ngồi trên xe lăn, cầm đờn hát. Bà vợ ôm chiếc micro đứng sau lưng với tập giấy số trên tay. Giọng hát khàn khàn của ông ta vang vang.

- “Có những đêm dài, anh ngồi nhìn hỏa châu rơi.

Nghe vùng tâm tư cháy đỏ xoay ngang lưng trời.

Những đóm mắt hỏa châu bừng lên trong màn tối

như mắt em sáng ngời, theo anh đi ngàn lối.

Những đêm không ngủ anh ngồi tâm sự cùng hỏa châu rơi”*

( *Những Đóm Mắt Hỏa Châu. Tác giả: Hàn Châu )


Có lẽ khách ngồi uống nước chẵng ai để ý tới cặp vợ chồng già, hát dạo bán vé số này. Sinh thấy sau khi chồng hát, bà vợ cầm tập vé số đi mời khắp các bàn mà mọi người đều lắc đầu. Khi tới bàn Sinh, bà ta nói:

- Cô chú ơi, xin giúp tụi con. Từ sáng tới giờ mới bán được mấy tấm không đủ tiền ăn cơm.

Sinh cầm tập giấy số, hỏi:

- Bà còn bao nhiều tấm.

- Dạ…thưa chú, tụi con đâu có nhiều vốn. Mỗi lần lấy có một tập 80 tờ thôi. Từ sáng tới giờ mới bán được năm tờ. Còn bây nhiêu đó ạ.

Sinh mỉm cười.

- Bây giờ như thế này. Bà cho con nhỏ này – Sinh chỉ Bình – nó muốn mượn cây đàn và cái Micro của bà hát một bản thì tôi mua hết mấy tờ giấy số này bà chịu không?

Bà già có vẻ mừng rỡ.

- Vậy chú để con nói với nhà con nhé.

Nói xong bà ta vội vàng đi nhanh tới chỗ xe lăn ông chồng đang ngồi đợi. Ông ta ngạc nhiên nhìn về phía bàn Sinh ngồi, gật đầu lia lịa. Bà vợ đẩy nhanh chiếc xe lăn cho chồng tới cạnh bàn Sinh ngồi. Ông ta trao chiếc đàn cho Bình.

- Đàn đây… cô biết đàn à?

Bình cười hí hí. Cẩm cây đàn gẩy thử vài tiếng.

- Giây đàn của bác không được căng, cháu sửa lại được không ạ.

- Dạ…dạ, cô cứ tự nhiên.

Khách hàng nhiều bàn quanh đó bắt đầu tò mò nhìn qua bàn Sinh. Bình chỉnh giây đàn xong, nàng dạo liền khúc nhạc “Sơn Nữ Ca” của tác giả: Trần Hoàn.

Ngay khi tiếng đàn vang lên, nhiều người đã đứng dạy coi cô nàng xinh xắn kia biểu diễn. Không ai ngờ được, cô nàng tật nguyền ấy lại có ngón đàn độc tấu điêu luyện đến như vậy. Và khi Bình cất tiếng ca:

- “Một đêm trong rừng vắng

Ánh trăng chênh chếch đầu ghềnh

thấp thoáng bóng cô sơn nữ

miệng cười xinh xinh.


Một đêm trong rừng núi

Có anh lữ khách nhìn trời xa xa

ngắm trăng say đắm

một mình bâng khuâng.


Một đêm trong rừng vắng

Có cô sơn nữ miệng cười khúc khích

ngắm anh lữ khách rồi lòng bâng khuâng.


Một đêm trong rừng núi

Có anh lữ khách nhìn trời xa xa

biết đâu sơn nữ nhìn mình đăm đăm.


Sơn nữ ơi!

Đời ta như cánh chim chiều phiêu bạc

thời gian vun vút trời mây.

Sơn nữ ơi!

Đừng làm thắc mắc cho lòng khô cạn

từ nay nước mắt đầy vơi.

Sơn nữ ơi!

Thời gian lôi cuốn bao lần bên rừng

đầy hương bát ngát trời thu

Sơn nữ ơi!

Đành lòng sống với bên rừng thơ mộng

cùng hoa với lá ngàn hương.


Hãy nhìn trăng lên, rồi lu mờ dần.

Hãy nhìn mây bay,

thiết tha về ngàn chờ đợi tay người sơn nữ.

Khi nhìn chim bay, bay đi tìm đàn

Khi nhìn gió cuốn lá thu rời cành

cuộn bay lên người sơn nữ.


Sơn nữ ơi!

Làm chi cho đớn đau lòng

trong một thời gian rồi thương rồi nhớ

Sơn nữ ơi!

Hoàng hôn xuống dần đợi chờ ai đây?

Giọng ca nàng cao vút, âm vang vòi vọi tới tận trời cao làm mọi người ngẩn ngơ. Cùng với tiếng đàn cuồn cuộn như gió rừng, thác núi. Tiếng hát vừa dứt. Tiếng vỗ tay vang dậy cả khu phố. Không những khách hàng trong quán cà phê đã bu hết chung quanh bàn Sinh ngồi, mà cả khách đi đường cũng dừng lạ coi tràn cả ra ngoài đường. Không khí chẳng khách gì một đại nhạc hội biểu diễn ngoài trời thật ngoạn mục.

Chờ cho mọi người tản nạn hết, Sinh định tính tiền ra về, bỗng có một nhóm thanh niên nam nữ kéo tới bàn Sinh hỏi:

- Thưa chú cho chúng con hỏi cô ca sĩ vài câu được không ạ?

Sinh cười hì hì.

- Các anh chị muốn hỏi gì thì hỏi nó đi.

Người thiếu nữ lớn tuổi nói với Bình:

- Chị là ca sĩ Thiên Phụng trong ban nhạc Thiên Thai. Em tên gì?

Bình mỉm cười.

- Em tên Thiên Bình.

- A…sao chùng hợp như vậy. Hiện nay em đang hát cho ban nhạc nào?

Bình có vẻ ngẩn ngơ nhìn Sinh. Biết Bình không có câu trả lời, vì nàng có bao giờ hát cho ai đâu. Sinh nói:

- Thiên Bình từ mấy năm nay học đàn hát thôi, chứ chưa từng tham gia ban nhạc nào đâu. Hơn nữa, em nó bị liệt cả hai chân từ nhỏ thì làm gì có ban nhạc nào mướn mà hát.

Thiên Phụng có vẻ mừng rỡ, nói:

- Thú thực với chú, chúng con là một ban nhạc gia đình. Chồng con – Thiên Phụng chỉ anh thanh niên đứng bên cạnh – chơi đàn Keyboard. Em trai lớn cũng là nhạc trưởng, biết nhiều nhạc cụ nhất, nhưng trong ban nhạc chỉ chơi trống thôi. Đứa em trai kế chơi guitar điện còn con em út với con chỉ biết hát thôi. Tụi con có một chương trình tân nhạc ở Đài Phát Thanh Sài Gon. Ban nhạc đang thiếu một tay chơi guitar. Nếu chú cho phép, chúng con mời cô Thiên Bình tham gia ban nhạc có được không ạ.

Sinh cười kha khà:

- Tôi chắc chắn Thiên Bình sẽ thích lắm. Nhưng cô hỏi nó xem. Còn tôi sao cũng được.

Thiên Phụng vui mừng quay qua hỏi Thiên Bình:

- Chú đã bằng lòng rồi. Vậy em muốn tham gia vào ban nhạc Thiên Thai của anh chị không?

- Tham gia vô đó làm gì hả chị.

Thiên Phụng cười.

- Tham gia vô ban nhạc để đánh đàn và hát. Chị thấy em hát còn hay hơn chị và đàn chắc chắn vượt xa thằng em chị rồi.

Thiên Bình cười hì hì.

- Đàn hát thì em rất thích, nhưng chân em liệt phải ngồi xe lăn làm sao tham gia vào ban nhạc được.

Thiên Phụng nắm lấy tay Bình mừng rỡ.

- Như vậy là em bằng lòng rồi phải không. Chân em liệt đâu có sao, chúng mình hát trên đài phát thanh, cứ đâu có phải lên sân khấu đâu mà em lo.

- Nhưng em nghe sư phụ em nói, muốn chơi trong ban nhạc thì phải biết đánh đàn guitar điện, như vậy mới mạnh và hạp với các ca khúc rock, jazz, Blue. Còn guitar thùng chỉ tốt cho dòng nhạc cổ điển, đệm hát, hòa tấu thôi. Em chỉ biết chơi guitar thùng thôi thì làm sao gia nhập ban nhạc được.

Thiên Phụng cười hả hê.

- Không ngờ em cũng hiểu biết nhiều quá. Em chỉ cần chơi guitar thùng trong ban nhạc của anh chị là tốt rồi. Còn thích chơi thêm guitar điện thì với khả năng của em có khó gì đâu. Chị nghĩ thằng Phú em chị, sẽ chỉ cho em vài tuần là thành thạo ngay. Chỉ có điều phải có cây đàn điện và cả bộ khuếch đại âm thanh khá tốn tiền đó.

Bình nhìn Sinh:

- Chú mua đàn điện cho con nghe chú.

Sinh gật đầu.

- Con thích thì chú mua thôi.

- Con thích mà. Mua đi chú, cho con tập thêm đàn điện nhé chú.

Sinh quay qua Thiên Phụng.

- Nếu anh chị nhận Thiên Bình vào ban nhạc, lại hứa huấn luyện cho nó chơi đàn guitar điện thì chỉ cho tôi chỗ mua đàn, chúng ta đi coi.

Tất cả đám người trong ban nhạc mừng rỡ.

- Chú muốn mua nhạc cụ liền bây giờ à.

- Có được không.

Mọi người nhao nhao.

- Dạ…được chứ ạ.

- Hôm nay chắc tiệm đó mở cửa rồi, ngay trong Chợ Lớn thôi mà.

Bình hối. Nàng có lẻ thích thú lắm.

- Đi chú.

Sinh gật đầu.

- Bây giờ tới giờ ăn trưa rồi. Tiện bán đàn lại ngay trong Chợ Lớn. Vậy chúng ta vào đó ăn cơm rồi đi mua đàn luôn.

Mấy tuần lễ sau. Trong chương trình tân nhạc của đài Phát Thanh Sài gòn, khán giả được nghe giọng ca của một nữ ca sĩ mới có tên Thiên Bình. Cô ca sĩ này rất đặc biệt; vừa hát, vừa độc tấu Tây Ban Cầm tuyệt vời. Nhiều ký giả kịch trường đã viết bài phỏng vấn Thiên Bình trên mục Nghệ Thuật Thứ Bẩy của họ. Thiên Bình bỗng nhiên nổi tiếng như một luồng gió lạ thổi vào làng tân nhạc. Ngay sau đó, Sinh còn đầu tư cho Thiên Bình ra một loạt mấy carset tân nhạc và độc tấu Tây Ban Cầm làm nàng càng nổi trội hơn nữa. Bỗng nhiên cái tên danh ca Thiên Bình, được nhiều người nhắc tới. Và có lẽ niềm say mê âm nhạc và các hoạt động nhộn nhịp hàng ngày mà bệnh tình của Thiên Bình hầu như biến mất lúc nào không hay. Mặc dù nàng ít nói, nhưng nhận định rất chững chạc và duyên dáng như một Viva thực sự.

Trong khi đó xưởng lắp ráp xe gắn máy của Sinh và ông bà Xuân đang trên đà phát triển vượt bực. Từ con số gần mười ngàn nhân công, nay đã tăng vọt lên trên hai chục ngàn người. Nhờ vậy mà Khu Công Nghệ Cao đã có nhiều hãng xưởng lớn nước ngoài vào đầu tư. Cái may mắn không chỉ đến với Sinh ở xưởng lắp ráp xe gắn máy mà bây giờ, ngay cả những khu đất Sinh mua mấy năm trước ở hẻm 300 Nghệ Tĩnh Sô Viết chàng cũng đã bán được hết với giá khủng chưa từng thấy. Chỉ chừa lại miếng đất chiếc villa chàng đang ở gần một ngàn mét vuông. Bởi vì sau khi con đường được nới rộng, trải nhựa, ăn thông với xa lộ thì giá đất đã lên tới đỉnh điểm của nó. Vụ này đã mang về cho sinh tới mấy trăm tỷ. Cũng vì vụ này các viên chức chính quyền thành phố căn chàng lắm. Lúc giá đất rẻ không ai thèm mua, vì phải đầu tư lâu dài. Hơn nữa, chưa chắc thành phố đã có tiền sửa chữa con đường như dự định. Tới khi có quyết định cho công ty Đại Hàn làm đường thì Sinh đã mua hết những khu đất của những người muốn bán. Hơn nữa, sau khi thu tóm gần như toàn bộ khu đất trong hẻm 300 Xô Viết Nghệ Tĩnh. Chàng tung tin con đường được nới rộng và làm cầu ăn thông với xa lộ. Giá đất trong một ngày tăng lên hơn một trăm lần. Tới khi công ty Đại Hàn đem máy móc tới làm đường thì không ai muốn bán đất của mình nữa.

Một hôm chàng lái chiếc xe Camry chở Mỹ Kiều đi thăm xưởng lắp ráp xe gắn máy của mình. Bỗng nhiên trời mưa lớn. Những hạt nước tạt vào kiếng xe trắng xóa. Xe vừa ra khỏi cầu Xa lộ Hà Nội. Bỗng có hai chiếc xe tải đi cùng chiều, rành nhau vượt tới trước. Một chiếc mất tay lái ép xe Sinh văng xuống ruộng, làm xe chàng lăn hai ba vòng. Bất hạnh cho Mỹ Kiều, ngày hôm đó lại quên cột dây an toàn. Nàng bị văng ra khỏi xe đập đầu xuống đường. Tới khi Sinh cố lết qua tới được nơi nàng nằm thì đã quá muộn. Mỹ Kiều đau đớn thều thào:

- Anh…anh Sinh ơi. Em… em không xong rồi… E.m…m.ã.i … m.ã.i …. Y..ê..u ….. A…n…h.

Tiếng anh vừa dứt thì tay nàng đã buông suôi rơi trên mặt đường.

Sinh thét lên trong cơn mưa bão.

- Mỹ Kiều…Mỹ Kiều. Đừng nhe, đừng bỏ anh nghe em…

Trong lúc mơ màng, Sinh còn nghe thấy có nhiều tiếng hú của xe cứu thương và chàng lịm đi không còn biết gì nữa. Không biết bao lâu, tới khi tỉnh lại đã thấy một chân chàng băng bột trắng xóa, treo trên thành giường. Gần sáu tháng sau Sinh mới được tháo băng bột, xuất viện cho về nhà. Nhưng chàng vẫn còn phải chống nạng, đi đứng chậm chạp.

Tối nay trời không trăng sao, tự nhiên Sinh thấy bồn chồn trong lòng. Chàng chống nạng ra vười chuối lẩn thẩn đi trong đêm tối. Những tào lá chuối cọ vào chàng thấy ran rát. Chàng nhớ lại những đêm không ngủ được, Mỹ Kiều và chàng thường rủ nhau ra đây, ngồi dưới gốc chuối tâm sự. Thân thể đầy ắp của nàng là niềm vui vô tậm cho những vuốt ve mơn chớn lúc tâm tình.

Bây giờ còn đâu nữa. Một Mỹ Kiều khả ái, hiền hòa và tươi mát đã vụt khỏi tay chàng một cách bất ngờ và đau đớn. Sinh thấy không can tâm, chàng sống trong niềm nhớ nhung luyến tiếc một mối tình chân thành, tràn đầy hạnh phúc, làm con người chàng lúc nào cũng bần thần ấm ức.

Trời mùa này thật nóng nực, mặc dù nửa đêm trong vườn chuối mà Sinh vẫn thấy oi bức quá. Bỗng một cơn gió lốc xoáy tới, làm những tào lá chuối nghiêng ngả cọ vào nhau kêu xào xạc. Trước mặt Sinh bóng dáng Mỹ Kiều lờ mờ hiện ra chập chờn.

Sinh nhào tới ôm lấy nàng, thét lên:

- Mỹ Kiều…Mỹ Kiều, em trở với anh đó phải không.

Nhưng thân thể và vòng tay chàng như ôm vào một đám mây lơ lửng làm Sinh ngã chúi tới phía trước. Chàng lồm cồm bò dậy, bỗng nghe thấy tiếng nói âm u như từ xa vọng lại:

- Mình ơi…âm dương cách biệt. Chúng ta không thể đụng chạm vào nhau được đâu. Tuy nhiên, vì chúng ta có tu luyện pháp của ngài Yamantaka và Vajrabhairava nên em mới về đây gặp anh được. Anh hãy nghe kỹ đây, em không thế nào nán ở đây lâu được. Nên chỉ về báo cho anh biết hãy tiếp tục tu luyện pháp môn ấy thì chúng ta có cách đoàn tụ.

Sinh mừng rỡ.

- Vậy em nói đi…Nói đi, anh phải tu luyện như thế nào.

- Bức đầu tiên, ngày mai cũng vào giờ này. Anh sẵn sàng giấy bút, tới đây, ghi lại kinh kệ, thần chú em sẽ đọc cho anh viết. Bây giờ em phải trở về rồi, không nán lại đây lâu hơn nữa được. Cưỡng lại sét sẽ đánh em tan nát cả hồn phách.

Nói xong hình bóng Mỹ Kiều biến mất. Sinh cố gọi.

- Mỹ Kiều…Mỹ Kiều.

Nhưng vô vọng. Chàng bần thần ngả mình xuống ngồi dựa vào một gốc chuối, nhớ lại những gì hồn ma Mỹ Kiều vừa nói. Như vậy còn hy vọng. Nhất định chàng phải tiếp tục tu luyện pháp môn Yamantaka và Vajrabhairava mà từ ngày Mỹ Kiều qua đời chàng như quên lãng.

Sinh ngồi bật dậy, vội vã trở về phòng tìm lại bài kinh hồi đó thường song tu với Mỹ Kiều. Bài kinh này chàng đã thuộc lòng từ lâu, nhưng để cho chắc ăn, Sinh lấy nguyên bản và giấy bút chờ tới tối mai gặp hồn ma Mỹ Kiều xem nàng nói gì. Tại sao lại phải viết lại, không lý bài kinh này không đúng hoặc có gì thiếu sót. Chàng cứ bần thần mãi không thế nào ngủ được cho tới sáng mới chợp mắt.

Đêm nay, Sinh bồn chồn đứng ngồi không yên, chờ tới nửa đêm ra vườn chuối gặp hồn ma Mỹ Kiều. Chàng đã sửa soạn đủ giấy bút, đem cả nguyên bản kinh tụng niệm Yamantaka và Vajrabhairava theo. Sinh cũng không quên mang một cây đèn cầy nhỏ để thắp lên trong vườn chuối. Chàng biết rằng ánh sáng không hạp với âm khí, nhưng không thể nào nghi chép gì được trong bóng tối.

Chàng ngồi sửa soạn cho tư thế sẵn sàng để gặp gỡ hồn ma Mỹ Kiều. Thời gian đi thật chậm chạp. Sinh dựa lưng vào một gốc chuối, duỗi thẳng chân cho đỡ mỏi. Chàng không biết mình lịm đi từ lúc nào, nhưng một cơn gió lốc lạnh buốt thổi tới áp vào mặt Sinh làm chàng choàng tỉnh dậy.

- Em tới rồi anh yêu.

Sinh mừng rỡ nhìn bóng hình Mỹ Kiều chờn vờn trước mắt.

- Em tới rồi à. Anh muốn tới ôm lấy em, hôn lên bờ môi ngọt lịm ngày nào.

Mỹ Kiều cười ha hả:

- Không được đâu anh, âm dương cách biệt. Bây giờ em chỉ là một hồn ma. Nhưng anh không nhớ em nói gì với anh hôm qua sao. Chúng ta có cách đoàn tụ mà.

Sinh vội vàng nói:

- Vậy anh phải làm sao.

- Anh hãy bình tĩnh nghe em nói đây. Em biết anh sẵn sàng ghi chép lại kinh kệ, thần chú em sắp đọc cho anh rồi phải không. Bài kinh chúng mình tu luyện hồi em còn tại dương thế với anh còn thiếu sót nhiều lắm. Bởi vậy biết bao nhiêu người tu luyện cả đời mà chẳng đi tới đâu. Nay ở cõi âm, lại với khả năng tu luyện nhiều kiếp trước em mới biết sự thực. Nhưng thôi, dài dòng làm gì. Anh bắt đầu ghi chép đi nhé.

Sinh nói nhanh:

- Anh sẵn sàng rồi. Đọc đi em.

- Anh nghe cho rõ nhé. Đừng để thiếu sót một âm nào vì điều đó rất quan trọng.- Trầm ngâm một lúc, hồn ma Mỹ Kiều bắt đầu từ từ đọc – “ OM HRIH SHTRIH VIKRITA NANA HUM PHATOM SVABHAVA SHUDDHA SARVA DHARMA SVABHAVA SHUDDHO HAM. Tất cả mọi vật đều biết mất. Trong khung cảnh chân không ấy nổi lên chữ YAM trở thành gió. Chữ RAM trở thành lửa. Và chữ AH biến thành ba sọ người làm thành bếp lò. Ở trên bếp lò hiện ra một chiếc sọ trắng hếu, trong đó có chứa năm loại thịt. Và ngay tức thì trên sọ người đó hiện ra ba chữ OM,AH,HUM chói lòa.

Từ chữ HUM ánh sáng lung linh, gió chuyển động, lửa bùng cháy làm cho mọi thứ trong chiếc sọ người trên lò lửa tan ra nước, sôi sùng sục. Từ ba chữ OM,AH,HUM trong tim ta, ánh sáng tỏa ra chiếu móc vào ba Kim Cang Chùy kéo vào chiếc sọ trên bếp lò làm cho mọi vật chất trong đó trở nên không mùi vị, không mầu sắc và thật trong sạch. Những chất liệu từ chữ AH thơm và ngọt lịm như mật hoa. Từ chữ OM những vật thơm tho ngọt lịm ấy tăng trưởng không cạn kiệt.

OM AH HUM – OM AH HUM – OM AH HUM

OM HRIH SHTRIH VIKRITA NANA HUM PHAT

OM SVABHAVA SHUDDHA SARVA DHARMA SVABHAVA SUDDHO HAM.

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Cứ như thế, hồn ma Mỹ Kiều chậm chạp đọc cho Sinh ghi chép tới tận cuối bài kinh. Dài gần gấp hai lần bài kinh chàng và Mỹ Kiều tu luyện lúc trước. Sinh cắm đầu ghi chép mà mồ hôi ra ướt áo lúc nào không hay.

Khi bài kinh chấm dứt. Bỗng hồn ma Mỹ Kiều hoảng hốt kêu lên:

- Em phải đi rồi. Tối mai gặp lại.

Ngay lúc ấy ánh sáng chói lòa, nóng tới rát mặt của một ngọn sét đánh ngay vào mấy gốc chuối gần chỗ Sinh đang ngồi chép kinh, làm chàng té ngửa. Tiếng nổ inh tai nhức óc đó khiến Sinh rụng rời. Chàng vội vàng lồn cồm bò dậy, ôm mớ kinh sách vừa chép được, chạy thực nhanh vào trong nhà.

Sau khi Sinh đã chép hết bộ kinh tu luyện pháp của ngài Yamantaka và Vajrabhairava do hồn ma Mỹ Kiều đọc tối hôm ấy. Tối hôm sau hồn ma Mỹ Kiều lại cho chàng biết. Chàng phải học thuộc lòng bộ kinh này để cùng nàng song tu đi vào Nạm Đà La Yamantaka.

Cái quan trọng là Sinh phải chọn một người nữ cho nàng nhập vào xác cô ta. Lúc ấy xác là người phụ nữ đó, nhưng hồn phách lại chính là Mỹ Kiều. Như thế Sinh có thể ôm được Mỹ Kiều trong tay như chàng hằng mong ước.

Tuy nhiên, trong lúc ôm nhau đọc thần chú để tu luyện mà Sinh phát khởi dâm tình thì sẽ “Cháy Pháp” ngay. Lúc đó kể như không còn gì nữa. Mà hồn phách Mỹ Kiều cũng tiêu tan luôn.

Sau khi Sinh học thuộc lòng bộ kinh Yamantaka và Vajrabhairava. Tối hôm ấy, Sinh dự định bắt đầu cùng hồn ma Mỹ Kiều tu luyện Pháp. Chàng đã chọn Bình làm người nữ để hồn ma Mỹ Kiều nhập vào. Gần nửa đêm, Sinh đánh thức Bình dậy, cõng nàng ra vườn chuối. Bình vừa ngơ ngơ ngáo ngáo, vừa ngái ngủ, thấy Sinh bảo nàng leo lên vai cõng ra vườn chuối, nàng cười hì hì thích thú. Tới nửa đêm, Sinh nói Bình nhắm mắt, lập lại những gì chàng nói. Bình ngoan ngoãn nghe theo ngay.

Sinh đọc câu thần chú gọi hồn ma Mỹ Kiều cho chàng mấy hôm trước. Bình lập lại y như lời Sinh vừa nói. Một cơn gió lốc lạnh buốt, xoáy tròn thổi tới làm Bình ngã vật ra sau không còn biết gì nữa.

- Em đã về rồi anh Sinh ơi. Đỡ em dậy đi.

Sinh mừng rỡ, chàng biết rằng thân thể Bình bây giờ đã bị Mỹ Kiều ngự trị. Chàng ôm chầm lấy nàng. Bình không còn ngây thơ như đứa trẻ mới lớn nữa. Giọng nói và cử chỉ của Bình bây giờ là Mỹ Kiều.

- Anh ơi, chúng ta đã vượt qua ranh giới Âm Dương.

Sinh hôn mạnh lên môi Mỹ Kiều cho thỏa thích để đền bù những ngày xa cách.

- Anh sung sướng quá em ơi.

Mỹ Kiều nói:

- Bây giờ anh muốn làm gì cũng được. Tuy nhiên, khi đọc thần chú để tu luyện Pháp Yamantaka và Vajrabhairava mà anh khởi niệm dâm tình là sét sẽ đánh chết cả hai chúng ta ngay, anh hiểu không.

Sinh im lặng gật đầu nhe nhẹ. Môi chàng vẫn gắn chặt miệng Mỹ Kiều, bàn tay chàng lùa lên khuôn ngực nàng thật tham lam. Tuy đây là Mỹ Kiều, nhưng thân xác Sinh ôm ấp vẫn là thân thể Bình. Hai chân nàng vẫn tê liệt không cử động được, nhưng hình hài đang uốn éo theo cảm nhận của Mỹ Kiều. Nàng rên lên nho nhỏ:

- Mình ơi… em sung sướng quá. Mỗi đêm em chỉ có thể trở về dương thế được một canh giờ, nhưng như thế này cũng đã quá thỏa mãn rồi.

Quần áo của cả hai người đã từ từ rơi lả tả xuống những gốc chuối cạnh đó. Chẳng mấy lúc sau, cả hai cùng rít lên trong niềm khoái cảm cùng cực rồi nằm vật sang một bên, lịm đi vào quên lãng. Tới khi thức dậy, thời gian cũng gần hết một canh giờ. Mỹ Kiều hoảng hốt kêu lên:

- Hết giờ rồi, em phải đi ngay, nếu không hậu quả không lường được. Hẹn anh tối mai nhé.

Sinh cũng tá hỏa, không ngờ thời gian qua mau như vậy. Chàng vội vàng mặc lại quần áo cho Bình, trong khi Bình vươn vai thức dậy. Nàng ngơ ngác hỏi:

- Chú ơi, sao con lại ngủ quên ngoài vười chuối vậy hả chú.

Sinh vừa thở phì phò vừa nói:

- Chú cũng không biết, nhưng thấy con ngủ ngon quá nên chú để con ngủ luôn.

Tối hôm sau Sinh lại đem Bình ra vườn chuối để hồn ma Mỹ Kiều nhập vào. Những gì xẩy ra tối qua lại tiếp diễn. Mỹ Kiều than:

- Nếu tình trạng này cứ xẩy ra mãi, em e rằng chúng ta chẳng bao giờ dám niệm chú của Pháp Yamantaka và Vajrabhairava anh ạ.

Sinh cười hì hì, xoa nhè nhẹ trên thân thể no đầy con gái của thân thể Bình.

- Em coi nè, như thế này làm sao anh chịu nổi. Hơn nữa, em biết chuyện ngày xưa người Trung Hoa có tục bó chân phụ nữ để chuyển bắp thịt đùi lên bộ phận sinh dục của họ cho đẫy đà hơn. Còn bây giờ con nhỏ Bình này bị liệt cả hai chân, có khác gì người phụ nữa Trung Hoa cổ xưa với tục lệ bó chân đâu.

Mỹ Kiều ôm ghì lấy Sinh.

- Như vậy thì làm sao mà chúng ta tu luyện được, để bước vào Nạm Đà La Pháp Yamantaka và Vajrabhairava mà giác ngộ.

Sinh suy nghĩ một lúc nói.

- Hay là thế này. Trước khi anh ra đây gặp em. Anh sẽ đi thỏa mãn sinh lý trước cho thật mệt mỏi, lúc đó không còn sức mà sanh tâm dục tình nữa.

Mỹ Kiều cười ha hả.

- Một ý kiến hay, thật thích thú với anh phải không.

Sinh cũng cười theo nàng.

- Cũng đành vậy thôi chứ biết làm sao bây giờ.

Chiều hôm sau, Sinh tới xưởng ráp xe gắm máy của của chàng, lấy một chiếc xe gắn máy đàn bà lái tới chỗ chị em Lệ, Linh, Lý bán đồ nhậu. Chàng thấy còn sớm, nên tới đây định uống vài chai rồi ra đường Nguyễn Thái Học chớp một em đứng đường về giải quyết vấn đề sinh lý.

Sinh vừa đậu xe trước quán nhậu, cả ba cô gái trố mắt nhìn chiếc xe thích thú. Lệ vội vàng chạy ra đẩy xe vô chỗ đậu, nàng nói đùa:

- Anh Sinh mua chiếc xe mới này cho em đó hả.

Sinh cười hì hì.

- Em ngoan ngoãn thì mười chiếc cũng có chứ nói gì một chiếc này thôi.

Lệ cười ha hả.

- Có thực không đó. Mấy ông Việt Kiều là hay mổ sảng lắm đó.

Sinh không trả lời Lệ, chàng chỉ mỉm cười ôm nhẹ eo nàng đi vào quán. Cả Linh và Lý cùng trợn mắt nhìn.

- Coi kìa, anh Sinh hôm nay tình ghê chưa.

Lệ nhìn hai chị, cười cười nói:

- Anh Sinh nói đem xe gắn máy mới tới làm quà cưới cho em đó.

Sinh không ngờ chỉ mấy tháng bán đồ nhậu mà mấy cô này táo tợn như vậy. Chàng nói nửa đùa nửa thật.

- Vậy tối nay chúng mình động phòng nghe em.

Linh súi.

- Mày còn chờ gì mà không đem anh Sinh vào phòng bên trong nhậu đi. Phía ngoài này tụi tao không tiếp nhân tình, nhân ngãi đâu.

Sinh không ngờ Lệ kéo tay chàng vào phòng phía sau quán thực, nàng nói:

- Đi anh, vào đây uống cho yên tĩnh, ngồi ngoài này làm gì ồn ào lắm. Trời đang mưa nữa.

Thực ra căn phòng phía sau cũng như bên ngoài, chỉ cách nhau một bức vách. Ở đây cũng có năm sáu bàn như phía ngoài. Nhưng hôm nay trời mưa không có khách, nên trong quán trống chơn. Lệ kéo ghế cho Sinh ngồi. Nàng vừa ngồi xuống thì Linh mang bia và ốc, sò tới.

- Hôm nay trời mưa, chẳng có con ma nào đi nhậu. Anh Sinh cho em ngồi đây nhậu với anh luôn nhé.

Sinh cười.

- Em không nhớ hôm anh mua nhà của tụi em, chính em nói cho anh ôm cả ba đứa sao.

Linh cười ha hả kêu Lý đang ngồi coi quán bên ngoài.

- Lý ơi…vô đây có chuyện nói nè.

Lý bên ngoài chạy vô hỏi.

- Chuyện gì đó chị Linh?

- Anh Sinh nói hôm ảnh mua nhà của tụi mình. Mày hay tao nói cho ảnh ôm cả ba đứa. Hôm nay anh tới rồi đó.

Lý cười ha hả.

- Anh tưởng tụi này nói chơi hả. Để em kêu hai vợ chồng đứa em ra ngoài coi tiệm, em vô đây cho anh ôm luôn.

Nói xong nàng chạy vào bếp kêu hai vợ chồng đứa em.

- Hôm nay trời mưa không có khách đâu, tụi mày đừng luộc ốc nữa. Ra ngoài coi tiệm cho tụi tao vô đây tán dóc với anh Sinh chơi.

Thấy vậy Sinh cười lớn.

- Tới luôn.

Ba chị em Linh, Lý, Lệ cười ha hả, ngồi như bám sát lấy Sinh. Linh nói:

- Bây giờ thì anh ôm đi, hôm nay không có móng khách nào, cho anh ôm thả ga đó chịu chưa.

- Vậy anh ôm đứa nào trước.

- Muốn đứa nào cũng được.

Sinh nắm tay Lệ.

- Từ nãy tới giờ nói rỡn mãi. Anh hỏi thật, buôn bán làm sao mà ế ẩm thế này.

Lệ lắc đầu có vẻ mệt mỏi.

- Thú thực với anh. Không phải hôm nay trời mưa vắng khách đâu. Tình trạng kinh tế cả nước như bây giờ thì làm gì có nhiều người đi nhậu nhoẹt nữa. Ngay cả những ngày nắng ráo cũng chỉ lưa thưa vài ba bàn thôi anh. Bởi vậy quán này buổi sáng vẫn phải bán cơm bình dân.

Linh nói tiếp:

- Đó là chưa kể tới mấy quán chung quanh, đám tiếp viên toàn các cô gái trẻ. Còn tụi em đứa nào cũng trên ba mươi, gần bốn mươi rồi, nên làm sao câu khách bằng tụi nó. Chán lắm anh ạ. Tụi em tính lầm rồi.

Lý cũng thở dài.

- Anh coi, chồng của hai đứa em em, còn phải mướn xe, chạy xe ôm kiếm thêm. Chứ trông vào cái quán này chỉ có ăn ốc trừ cơm thôi. Vốn liếng bán nhà cũng sắp bay hết rồi.

Sinh lắc đầu.

- Anh không ngờ tụi em lại thê thảm như vậy. Bây giờ như thế này thì tính sao đây.

Lệ nói như muốn khóc:

- Không chừng cũng có ngày tụi em ra gốc cây, kiếm khách bán thân nuôi miệng thôi.

Sinh vòng tay ôm lấy vai Lệ.

- Em đừng nói nữa làm anh khóc bây giờ.

Lệ ngả vào vai Sinh.

- Chứ anh nghĩ tụi em phải làm sao. Ở Kinh Tế Mới đã sống không nổi. Trồi về đây, tưởng có tí vốn liếng bán nhà làm ăn cho đỡ khổ. Ai ngờ gặp hoàn cảnh này.

Sinh trầm ngâm một lúc, chàng nói:

- Anh có ý kiến này không biết tụi em có muốn nghe không.

- Anh nói đi.

- Lúc nãy tụi em thấy anh lái chiếc xe gắn máy mới tới đây rồi phải không.

- Dạ thấy…rồi sao.

- Thấy hoàn cảnh của tụi em như vậy. Bây giờ anh bảo dẹp cái quán ăn nhậu này đi. Lấy chỗ bán loại xe đó có được không.

Linh cười ha hả.

- Anh đừng nói chơi nhé. Tụi em thấy anh đi chiếc xe đó đã thèm rỏ rãi ra rồi. Chứ nói gì có xe mà bán.

Lệ đang gục đầu trên vai Sinh, chàng nâng cằm nàng lên hỏi:

- Nếu anh có vài chục chiếc xe như vậy, giao cho tụi em bán em có chịu không.

Lệ chớp chớp mắt, nói:

- Chẳng cần vài chục chiếc, chỉ cần năm ba chiếc bán cũng đủ sống rồi. Hồi này loại xe đó nghe nói ráp ở trong nước nên giá rẻ, bà con tranh nhau mua. Có khi còn phải ghi danh chờ cả tháng hàng mới về nữa đó anh à.

- Vậy tụi em bằng lòng dẹp quán ăn, làm chỗ bán xe cho anh rồi phải không.

Cả ba chị em ngồi ngây người, chưa ai tin là Sinh nói thực. Chàng từ từ kể cho mọi người nghe câu chuyện ông bà đại tá Xuân nhờ chàng đứng tên làm chủ xưởng máy ráp xe với phần hùn 50/50. Nói xong, chàng móc tờ giấy bán cái xe chàng vừa chạy tới đây, đã có sẵn chữ ký của Ban Giám Đốc Điều Hành xưởng ráp xe, điền tên Lệ vào, trao cho nàng.

- Vậy trước khi tụi em dẹp tiệm, anh tặng em chiếc xe này chịu không.

Lệ sửng sốt tới run rẩy toàn thân. Nàng cầm tờ giấy chủ quyền xe mang tên mình mà nước mắt chẩy dài. Bất ngờ Lệ chồn lên vòng cả hai tay, ôm lấy đầu Sinh hôn vào môi chàng đắm đuối bất kể ngồi trước mặt hai chị.

Lý chạy vội ra phòng bên ngoài tiệm, kêu hai vợ chồng đứa em.

- Tụi mày kéo xe anh Sinh vô nhà. Đóng cửa tiệm không buôn bán gì nữa.

Lan nhìn chị cười hì hì.

- Đừng có nói chơi nhe má. Bây giờ còn sớm mà. Trời cũng sắp hết mưa rồi. Không trước thì sau cũng phải vớt được vài bàn cho đỡ khổ chứ. Ốc luộc cả sô rồi kìa.

- Tao nói tụi mày đóng cửa tiệm là đóng cửa tiệm. Bây giờ chúng mình không bán đồ ăn nữa.

- Vậy chứ bán cái gì?

Lý chỉ chiếc xe của Sinh nói:

- Bán xe đó.

Lan cười ha hả.

- Bà này buôn bán ế ẩm rồi phát khùng rồi hay sao. Xe của anh Sinh đó má.

Lý cười hì hì.

- Bây giờ của con Lệ rồi.

Lúc ấy trong phòng, Lệ đã kéo Sinh vô phía trong nhà bếp. Ngay đó có một căn phòng tối on on. Sinh cùa quạng theo Lệ. Nền nhà căn phòng này được lát gạch bông mát lạnh. Chàng vừa đạp lên manh chiếu trải dưới sàn nhà thì Lệ kéo chàng nằm xuống.

- Nằm xuống đây với em đi anh.

- Sao em không bật đèn lên.

Lệ cười hì hì.

- Bật đèn để anh thấy hết chơn hay sao.

Lúc nãy Sinh cũng đã uống mấy chai bia nên thân thể đang nóng bừng bực. Giờ đây Lệ lại kéo chàng nằm xuống trên manh chiếu này làm chàng chịu không nổi nữa. Sinh vòng tay ôm lấy thân thể đẫy đà ấy trong bóng tối thì quần áo Lệ không biết đã tuột ra tự bao giờ.

- Anh có biết từ ngày chồng em chết tới giờ, anh là người đầu tiên nằm với em như thế này không.

Sinh không trả lời Lệ, chàng chồm lên. Tới khi thân thể rã rượi chàng mới lăn qua một bên.

- Anh còn dữ hơn chúa sơn lân nữa. Thôi ngủ đi, em cũng muốn nán thở rồi. Sáng mai tỉnh rượu tụi em đưa anh về nhé.

Sinh bàng hoàng.

- Thôi chết, gần mười hai giờ đêm rồi phải không.

Lệ cười khúc khích.

- Anh sợ cái gì chứ. Mấy tuần trước chị Hồng có tới đây tìm anh. Nói anh bỏ chị ấy đi lâu rồi mà.

- Đúng rồi, anh không ở được với Hồng nữa.

- Chị Hồng có kể cho tụi em nghe chuyện của anh khi trở về, và giận dữ đem hai đứa em cô Bi bỏ đi. Chị ấy đi kiếm anh cùng khắp nhưng không được. Em cũng có nói lâu lâu anh cũng có nghé qua đây nhậu. Nhưng tụi em không biết anh ở đâu.

Sinh ỏe oải ngồi dậy.

- Anh phải về liền vì tối nào cũng phải luyện Pháp không bỏ được.

Lệ mặc quần áo cho Sinh.

- Vậy em nhờ chị Linh lấy xe anh mới cho chở anh về nhé.

Hình như mưa đã tạnh từ lâu. Sinh ngồi trên xe gắn máy sau lưng Linh, hai tay chàng ôm chặt lấy bụng nàng. Hơi ấm từ thân thể Linh làm chàng thấy thật thoải mái.

- Bộ con Lệ nó làm anh mệt lắm sao.

Sinh cười hì hì.

- Ngắc ngư chứ không mệt.

- Anh tệ lắm anh có biết không anh Sinh.

Sinh ngạc nhiên.

- Anh làm gì đâu mà em nói thế.

Linh nói như tủi hờn.

- Anh có nhớ hồi trước 75, anh mua căn nhà trước mặt nhà tụi em không. Hồi đó anh còn là một thủy thủ trẻ tuổi thật đẹp trai, làm em mê mẩn nhưng không dám nói năng gì, vì anh đã có gia đình. Nhưng hôm nay anh trở lại độc thân, anh lại ngủ với con Lệ chứ không phải là em.

Sinh ôm chặt bụng Linh hơn nữa.

- Sao em không nói sớm. Anh đâu có biết.

- Làm sao em dám nói. Dù sao em cũng là phụ nữ mà. Nhất là hôm nay con Lệ lại nói em đừng uống nhiều, để phòng khi anh say còn có đứa đưa anh về.

Cả hai đều im lặng cho tới khi Linh chở chàng tới trước cổng nhà mình.

- Em có muốn vô nhà không.

Linh ngơ ngác.

- Trơi ơi… nhà anh đây sao.

Sinh cười hì hì.

- Không lẽ anh chỉ cho em chở anh tới nhà người khác.

Linh lắc đầu như không tin ở mắt mình.

- Đây là cái lâu đài, chứ đâu phải nhà cửa gì. Anh có biết khu này bây giờ là đất vàng không. Báo chí đã từ lâu nói về vùng này. Họ nói hình như có một ông Việt Kiều nào đó mua gần hết đất đai hẻm nay từ lâu. Bây giờ bán lại lời cả ngàn tỷ. Không lý người đó lại là anh nữa à.

Sinh cười ha hả.

- Là anh thì sao. Thôi… thôi, để anh mở cổng mời em vào nhà chơi cho biết nhé.

Nói xong Sinh xuống xe, mở cổng cho Linh lái xe vô trong sân. Hai con chó chạy ra sủa mấy tiếng, chúng thấy Sinh mừng quýnh quáng. Sinh đóng cửa lại, nói với Linh.

- Giờ này chắc tụi nhỏ ngủ hết rồi. Em dựng xe vô nhà đi.

- Anh sống với ai ở đây vậy.

- À…anh nghĩ em biết tụi nó mà.

- Ai vậy anh?

- Con Bi với hai đứa em nó. Anh bảo lãnh cho con Bi từ trại Phục Hồi Nhân Phẩm về đây. Mướn nó coi khu vườn này cho anh, với lại lo cơm nước cho anh và hai đứa em nó nữa. Thôi, vào nhà đi em.

Linh theo sau Sinh vô nhà. Nàng không thế nào tưởng tượng được những đồ đạc bầy biện trong những căn phòng này sang trọng như vậy. Sinh hướng dẫn nàng đi một vòng rồi bảo Linh.

- Mấy đứa nó ngủ hết rồi. Em có muốn lên sân thượng với anh ngồi ngắm trăng nói chuyện không. Trên đó mát mẻ lắm.

Linh mừng rỡ, đi sát vào Sinh.

- Anh sống như đế vương.

Sinh ôm nhẹ bờ vai Linh dìu nàng lên cầu thang. Gió thổi hưu hưu trong cơn oi bức của mùa Hè, làm Linh muốn lịm đi trên vai người nàng hằng ấp ủ thầm yêu trong lòng bấy lâu nay. Nàng nghĩ trong khung cảnh này, bây giờ không phải là lúc thổ lộ tình yêu còn chờ tới bao giờ nữa.

Sau cơn mưa, trăng sao lại xuất hiện đầy trời. Sinh kéo Linh ngồi xuống nền xi măng trên sân thượng dựa lưng vào lan can.

- Em coi anh sống như vậy, nhưng thực ra trong lòng bây giờ như ba đào nổi sóng.

- Tại sao vậy anh.

- Em nghĩ coi. Qua đây gặp được Hồng, tưởi là hạnh phúc trong tầm tay. Ai ngờ lại đổ vỡ chỉ trong một buổi tối.

- Em có nghe chị Hồng nói rồi.

- Sau đó anh sống với Mỹ Kiều. Định làm hôn thú đưa cô ta về Mỹ thì nàng đột ngột nàng qua đời.

- Mỹ Kiều là ai vậy anh.

- À… cô ta là một nàng con lai Mỹ đen. Cô ấy là chủ của khu đất này. Nhưng hồi đó đây chỉ là một đống rác hôi thối.

Sinh từ từ kể lại hết những gì xẩy ra từ khi gặp Mỹ Kiều tới lúc nàng qua đời. Nghe xong, Linh bùi ngùi nói:

- Em tiếc cho cô ta không được sống hạnh phúc với anh lâu dài.

Sinh cười, lắc đầu.

- Tại em không biết, cái chết của Mỹ Kiều bây giờ mới thực sự bắt đầu là đời sống vĩnh cửu bên anh.

Linh phân vân.

- Em không hiểu.

- Đúng rồi, làm sao em hiểu nổi. Chính anh đây còn bất ngờ.

- Như vậy nghĩa là sao. Anh nói rõ được không.

Sinh cười.

- Em có nhớ lúc ở chỗ em nhậu, sau khi ngủ với Lệ. Anh nhất định bắt tụ em đưa anh về đây trước 12:00 giờ đêm không.

- Em nhớ chứ, nhưng liên quan gì tới chị Mỹ Kiều.

- Vì cứ nửa đêm Mỹ Kiều lại hiện về ân ái với anh.

Linh hơi co chân lại, nàng ngồi sát vào Sinh hơn nữa.

- Anh không nói chơi đó chứ.

Sinh lại từ từ kể cho Linh nghe từ lúc chàng gặp Mỹ Kiều và cùng nhau tu luyện khi nàng còn sống. Bây giờ đêm đêm hồn ma nàng về tiếp tục tu luyện cùng chàng.

Linh rùng mình, nàng biết Sinh không nói dối.

- Như vậy có nghĩ là anh kiếm tụi em, để giải quyết vấn đề ấy trước 12:00 giờ đêm à.

- Không phải vậy đâu. Em đừng hiểu lầm. Hôm nay thấy còn sớm quá. Anh tính tới chỗ tụi em làm vài chai bia, rồi tới đường Nguyễn Thái Học mang một em đứng đường về giải quyết sinh lý. Chứ không có ý tới chỗ em làm chuyện này đâu.

- Rồi con Lệ vô tình giúp anh thỏa mãn à.

Sinh kéo Linh thật sát vào người chàng.

- Em có giận anh không.

Linh bất ngờ chồm tới đè Sinh xuống, hôn lên miệng chàng. Sinh chới với, nhưng cũng ôm chặt lấy nàng. Quần áo Linh bung ra ra lồ lộ dưới ánh trăng. Hai thân hình cuốn chặt vào nhau…

Gió vẫn thổi, mây vẫn bay, trăng sao vẫn vằng vặc trên nền trời. Tới khi cả hai cùng mệt lả, Linh nằm vật ra thở hổn hển. Nàng thì thầm:

- Bây giờ anh đọc câu chú gọi hồn chị Mỹ Kiều về đi. Em đọc theo.

Sinh không ngờ Linh lại có ý đó. Chàng nhìn đồng hồ thấy cũng quá 12:00 giờ đêm rồi. Chàng vội vàng đọc chú gọi hồn Mỹ Kiều về, và Linh cũng lập lại những gì Sinh vừa đọc. Ngay lúc đó, một cơn lốc xoáy nổi lên lạnh buốt.

- Em về rồi anh Sinh. Em đã theo anh từ lúc mặt trời lặn, khi anh còn nằm với cô Lệ. Tới khi anh về đây, đắt cô Linh lên sân thượng, em tưởng anh sẽ quên cuộc hẹn. Ai ngờ chính cô Linh nhắc anh. Thật là may mắn. Trong trạng thái này em chắc chắn hôm nay chúng ta sẽ thực hành được bài học đầu tiên thành công.

Sinh vui mừng nhỏm dây. Chàng kéo thân thể Linh đứng lên.

- Bây giờ anh phải làm sao.

- Tư thế tập luyện không khác gì chúng mình đã tập luyện khi em còn trên dương thế. Anh vẫn đứng chân phải chùng xuống, chân trái duỗi ra. Nhưng tư thế của em hơi thay đổi. Khi trước em ngồi trên đùi anh, hai chân cặp chặt ra phía sau. Bây giờ em cũng phải đứng như tư thế anh đang đứng, nhưng thân thể của chúng ta phải ép sát vào nhau, càng chặt càng tối. Vì bề mặt hai thân hình càng khít khao thì âm dương càng chuyển động mạnh. Lúc ấy linh khí của trời đất từ luân xa số Một xuyên qua đỉnh đầu đi xuống. Chạy dọc theo bên ngoài xương sống, rồi chui vào luân xa số Sáu ngay bộ phận sinh dục. Lúc ấy luân xa số Bẩy ở hậu môn thúc lên đẩy linh khí đất trời đi trong xương sống luồn qua luân xa số Năm ở ngang rốn. Xong chân khí ấy lại tiếp tục đi lên Tâm luân xa ngang trái Tim. Xong lại tiếp tục bị đẩy lên luân xa số Ba trên cổ họng. Rồi cuối cùng chân khí ấy bị đẩy ra ngoài ở luân xa số Hai giữa hai con mắt. Có nghĩa là luồng linh khí ta đưa từ đỉnh đầu vào khai mở các luân xa trong cơ thể không có gì thay đổi như khi chúng mình tu tập trước kia. Duy chỉ có một điều, các Ngài tu hành nói làm như vậy để mở con mắt thứ Ba là nói bậy. Sự thực luồng chân khí ấy tiếp nhận các đặc tính trong thân thể mình để trở thành một luồng năng lực phát ra qua luân xa thứ Hai để mở cửa Nạm Đà La. Nếu người tu luyện chỉ có một nam hay một nữ thì vô ích. Vì luồng năng lượng ấy cần phải có âm dương hổ trợ thì mới có hiệu quả. Đó là lý do cần phải song tu, nhưng còn các Pháp khác em không biết.

Sinh vui mừng nói:

- Như vậy thì dễ rồi. Chúng ta bắt đầu nhé.

Khi cả hai đã trong tư thế sẵn sàng tu luyện. Sinh và Mỹ Kiều cùng đọc bài thần chú Yamantaka và Vajrabhairava. Trong khi cùng chuyển chân khí đẩy ra ngoài luân xa số Hai. Một điểu ngạc nhiên tới thích thú là lúc trước Mỹ Kiều còn sống, khi hai luồng chân khí của Sinh và Mỹ Kiều gặp nhau chỉ làm cho họ đoán được ý nghĩ của nhau. Nhưng hôm nay bỗng nhiên hai luồng chân khí ấy gặp nhau sau khi đọc xong mấy câu thần chú đầu tiên trong bài kinh Yamantaka và Vajrabhairava thì ngay lập tức Nạm Đà La Yamantaka hiện ra chói lòa trước mặt họ.

Cả Sinh và Mỹ Kiều không ai bảo ai cùng nắm chặt ấn khuyết tiếp tục tụng bài kinh Yamantaka và Vajrabhairava cho tới kết thúc. Bỗng cổng Nạm Đà La từ từ mở để cho Sinh và Mỹ Kiều bước vào.





5 views0 comments

Comments


bottom of page