top of page
Writer's picturehungson1942

NGƯỜI VỢ MA # 5

Updated: Jul 26, 2022


NGƯỜI VỢ MA # 5


Chương Năm

Cả tuần lễ nay, ngày nào Sinh cũng tới chở Hai đi ăn cơm. Vì chàng biết tinh thần nàng lúc này xuống thấp cùng cực. Bà ngoại chết, lại bị giật hết tiền một lần nữa. Cũng may mà lần này chỉ là hai thằng đi xe Honda giựt bóp xong rồi chạy, chứ không phải là một tổ chức như lần trước, nên nàng không bị thương tích gì.

Ngoài chở Hai đi ăn. Sinh còn mua cho Hai một bao gạo, Phòng những hôm chàng không tới nàng còn có gạo để nấu cơm. Tuy nhiên, Hai biết rằng; không thế nào ăn bám Sinh mãi được. Không trước thì sau nàng cũng phải tự lực. Bởi vậy, hôm nay trong lúc ngồi ăn, Hai nói với Sinh:

- Anh Sinh à. Em biết anh rất tốt với em. Nhưng tình trạng này không thể kéo dài lâu hơn nữa được. Anh còn có gia đình, vợ con. Bởi vậy em đã suy nghỉ thật kỹ rồi. Nếu anh muốn mua bãi rác của em, chắc chắn em bán cho anh. Nhưng chỉ xin anh cho ngoại và má em nằm đó là được rồi. Em sẽ có chút tiền buôn bán nhì nhằng gì kiếm sống. Có tiền thì em cũng có thể kiếm một cái chòi nào đó mướn ở tạm. Bây giờ một thân một mình cũng dễ thôi

Sinh cười.

- Nếu em bán đất cho anh. Chẳng những anh để ngoại và má em nằm đó. Mà anh cũng không muốn em rời đi đâu hết. Anh sẽ cất một căn nhà bên cạnh mộ má em và bà ngoại cho em coi sóc mộ, chịu không.

- Anh có nói chơi không.

- Em thấy anh có nói chơi bao giờ không. Nhưng thế này, anh làm như vậy không hẳn vì em đâu. Mà đó là vì anh nhiều hơn.

Hai ngạc nhiên hỏi:

- Như vậy mà vì anh sao được. Đã mua đất, còn cất nhà cho ở lại, em có nằm mơ cũng không dám nghĩ đến.

Vẫn giữ nụ cười trên môi.

- Em lầm rồi. Em thấy không những bây giờ mua đất của em, mà hơn ai hết, em biết anh còn cả mấy khu nữa. Nếu không có em ở đây. Ai coi chừng cho anh. Anh đâu có thường xuyên tới đây được. Khi người ta làm đại nhà trên đất của mình rồi thì rất khó trục xuất. Nhất là hoa trái trồng trên đó tới lúc thu hoạch, không có ai trông coi thì kể như mất trộm hết. Đó là chưa nói tới còn phải tưới bón, chứ cây ăn trái để tự nhiên đâu có sống được. Dù anh có mướn người bón phân, tưới nước thì cũng phải có người kiểm soát chứ.

- Dạ, em hiểu rồi. Tại em không nhìn xa, trông rộng như anh.

- Vậy thì như thế này. Sau khi anh mua bãi rác của em. Anh sẽ cho rào lại không cho ai đổ rác nữa. Đồng thời mướn xe ủi đất san phẳng bãi rác, mua đất trải lên trên để trồng cây. Như thế em ở khu này sẽ không còn hôi thối nữa. Như anh nói, sẽ phá cái chòi em đang ở đi. Xây một căn nhà đủ tiện nghi cho em sống để coi chừng đất cho anh ở khu này.

- Anh ơi, như vậy em không còn gì mong mỏi hơn nữa. Em sẽ ở đây cho tới khi nằm xuống bên má và ngoại em.

Sinh gật đầu.

- Tốt… như vậy thì ổn rồi. Em cũng có thể nuôi thêm con gà con vịt gì đó, để có thêm thu nhập. Hôm trước em nói muốn bán khu đó với giá năm cây, mà nhà chùa chỉ trả cho em hai cây, còn đòi trả góp. Vậy bây giờ anh trả liền cho em đủ năm cây, để em có vốn làm ăn thêm.

Bữa ăn hôm nay đúng là một buổi thỏa thuận mua bán ưng ý nhất của Sinh từ trước tới giờ. Như thế chàng chẳng những có thêm đất để mai kia phân lo bán. Mà từ nay tới lúc đó, còn có người trông coi cho chàng cả đất và hoa mầu.

Nhưng điều kiện này cũng là một dịp may cho Hai trong lúc khó khăn này. Nàng thấy không còn gì đòi hỏi hơn thế được nữa. Trồng cây, tưới cây, bón phân, Sinh đã nói mướn người làm. Bổn phận của nàng chỉ coi chừng, kiểm soát thì quá tốt rồi. Nhất là Sinh còn xây luôn nhà mới cho nàng ở nữa.

Ba tháng sau, căn nhà đã hoàn thành trên bãi rác, sau khi Sinh mướn xe ủi đất san phẳng bãi rác, đổ đất lên và tính trồng cây như một trang trại. Hai cũng đã có một đàn gà mấy chục con thả trong khu đất này. Cả hai bên đều vui vẻ với công việc của mình.

Bây giờ con Bưởi, con Hà và Con Hiền đều được Sinh đóng tiền cho đi học. Chàng cũng khuyết khích Hồng nghi danh học luật lại. Hơn nữa, nàng đã có xe riêng nên, chẳng làm phiền hà gì tới ai phải đưa đón. Sở dĩ Sinh muốn Hồng đi học lại, không phải chàng mong mỏi gì mai kia nàng trở thanh luật sư này nọ, để nhờ cậy. Nhưng mục đích của chàng muốn Hồng tự chủ hơn, không còn cái mặc cảm sống cuộc đời thừa; vì khi nàng đi học, nàng sẽ có một tâm trạng mới tự tin, vì nghĩ rằng mai kia sẽ có một tương lai tốt đẹp hơn.

Còn Bình sáng nào Sinh cũng chở cô nàng này đi học đàn, học hát. Đàn hát bây giờ là nguồn vui duy nhất của Bình. Nhất là Bình lại có khiếu về âm nhạc, và được cặp vợ chồng giáo sư âm nhạc của trường Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ trước 75 đã về hưu dậy bảo, nên nàng tiến bộ rất nhanh. Như vậy là cả buổi sáng nhà chẳng có ai.

Còn Hồng, dù ghi danh học luật, nhưng ngành này chỉ cần tới trường mua sách và lâu lâu theo dõi một vài buổi học là được, chứ không phải thường xuyên tới trường như những ngành khác. Do đó nàng vẫn còn có thể lo cơm nước cho gia đình một cách thoải mái. Còn đàn gà thì buổi chiều mới phải để mắt tới chúng một chút thôi.

Sáng nào đưa Bình đi học xong, Sinh cũng la cà ăn uống đó đây cho hết giờ.

Hôm nay trời trong và đẹp quá. Ánh nắng trải trên ngọn cây dọc theo hai bên đường. Những tàng cây phủ rạp bóng mát chạy dài trên con lộ chàng đưa Bình đi học thật mát mẻ. Cô nàng ngồi trên xe, lưng đeo đàn, miệng luôn hát lứu lo làm Sinh vui lây với cái vui của cô nàng.

Sau khi đưa Bình vào lớp học, ngày nào Sinh cũng phải đi qua chợ Thị Nghè và thường ghé vào quán bún ốc này ăn sáng. Những tô bún ốc ở đây là món ăn khoái khẩu nhất của Sinh. Hôm nay như thường lệ, chàng lại ghé vào đây làm một tô bún trứ danh này. Là khách quen, bà bán bún biết khẩu vị của Sinh nên luôn luôn chàng có tô bún thật đặc biệt.

Bún vừa được bưng ra nóng hổi. Sinh chưa kịp ăn, bỗng có một bà già đẩy chiếc xe lăn cũ kỹ, trên xe một thanh niên cụt cả hai chân tới gần bẹn và chỉ còn một con mắt. Anh ta cất giọng khàn khàn:

- Xin chú làm ơn làm phúc cho hai mẹ con xin vài đồng mua gạo nấu cháo. Mấy ngày nay chúng con không có gạo ăn. Mẹ già muốn kiệt sức mà vẫn phải đẩy con ra đây xin ăn. Xin chú thương tình.

Nghe giọng nói hơi quen quen. Sinh nhìn lên và một lúc sau, chàng nhận ra đây là một anh lính Hải Quân phục vụ tại Hải Đoàn Xung Phong hồi đó bị thương, được đưa vô bệnh viện ngay hôm chàng ứng trực. Chàng đã khổ sở với anh chàng này nhiều ngày, vì được lệnh phải theo dõi tình trạng của anh ta ngay cả khi được chuyển tới Bệnh Viện Cộng Hòa.

Vậy mà bây giờ đây, anh ta ra nông nỗi này hay sao, chàng hỏi:

- Có phải anh tên Hy không?

Người thanh niên ngạc nhiên và hình như có chút hơi mừng rỡ.

- Ô…sao chú biết tên con.

- Như vậy anh là lính Hải Quân đúng không.

- Dạ…thưa chú trước 75, con phục vụ tại Hải Đoàn Xung Phong, tầu bị phục kích, con trúng đạn; bị cụt hai giò và mất một mắt.

- Vậy anh nhìn kỹ xem tôi là ai.

Anh ta mở to mắt, nhướn người lên nhìn Sinh một lúc rồi kêu lên.

- Trời ơi…là Chief Sinh sao. Tạ ơn trời đất con gặp được Chief ngày hôm nay. Xin Chief giúp con mấy ngày nay nhịn đói rồi.

Tự nhiên Sinh thấy tim mình đau nhói. Chàng đứng dậy, kéo chiếc ghế sang một bên, đẩy xe lăn cho Hy ngồi vào bàn, rồi quay sang bà cụ nói:

- Bác ngồi xuống đây, cháu kêu bún cho bác ăn, rồi thủng thẳng chúng ta nói chuyện.

Mẹ Hy mừng rỡ ngồi xuống ghế ngay. Tay bà run run, hai mắt đỏ hoe ướt lệ.

- Cám ơn chú…cám ơn chú.

Sinh kêu bún cho hai mẹ con Hy.

- Ăn đi…ăn đi cho no bụng rồi muốn nói gì thì nói.

Sinh chưa ăn hết nửa tô bún mà Hy đã ăn xong rồi. Nó ngần ngừ một lúc rồi nói:

- Chief cho em xin tô nữa được không Chief.

- Chú mày muốn ăn mấy tô cũng được. Nhưng phải coi chừng. Bao tử đang lép mà nhồi vào là chết no, chứ không ai chết đói đâu.

- Dạ…không sao đâu Chief. Hàng ngày đi đường khát nước, em uống hai ba lít nước còn được mà.

- Vậy thì tốt, tiếp tục ăn đi - quay sang mẹ Hy – Sinh hỏi:

- Bác có muốn ăn thêm không.

Bà cụ coi có vẻ còn thòm thuồng thèm lắm, nhưng nói:

- Bún ngon quá, nhưng bụng tôi căng rồi, e không ăn nổi nữa.

Chờ cho hai người ăn xong. Sinh kêu thêm một tô bún nữa đem về cho bố Hy. Rồi chàng kêu cyclo chở hai mẹ con Hy về nhà. Ai ngờ nhà Hy chỉ cách nhà Hai lai Mỹ đen có một căn, ngay cạnh ao rau muống. Hy nói:

- Đây là ao rau muống mấy tháng trước, tụi em qua xin vợ chồng bà cụ ăn qua ngày. Nhưng mấy tháng nay, không biết có ông nào mua cả khu này, rào lại không ai dám tới đó cắt rau nữa. Chief coi nó mọc tràn lan kìa.

Sinh mỉm cười.

- Vậy bây giờ chú mày có muốn xuống đó cắt rau muống không?

Hy hăng hái nói:

- Muốn chứ…muốn lắm chứ. Nhưng ao rau của người ta ai dám.

Sinh lấy chìa khóa mở cổng, kéo hàng rào bảo Hy:

- Rồi, nhẩy xuống đi. Muốn cắt bao nhiêu thì cắt.

Hy ngơ ngác hỏi:

- Thế ra người mua ruộng rau này là Chief hả?

Sinh gật đầu.

- Từ nay, chú mày sẽ là chủ những cây rau muống này. Cắt ăn không hết, đem ra chợ bán đổi lấy đồ ăn. Nhưng thương tật thế này có bơi được không.

Hy mừng muốn chẩy nước mắt.

- Em bị cụt hai chân và hư một mắt thôi. Chứ hai tay con khỏe, bơi như rái cá đó Chief.

Nói xong không đợi Sinh nói gì thêm. Hy bò ra mé ao rồi nhẩy xuống nước liền. Quả thực trên bờ Hy như tê liệt. Nhưng xuống nước nó bơi linh hoạt hơn cá.

- Chú mày không có dao, lấy gì cắt.

Mẹ Hy lật đật nói:

- Để tôi chạy về lấy cây dao cho nó nhé chú.

Nói xong bà đi ngay và chỉ vài phút sau bà đã đem tới con dao khá to bản và cả cái rổ để đựng rau. Hy cắt một lúc thì mẹ Hy la lên:

- Hy ơi đủ rồi. Để đó mai mốt cắt nữa, bây giờ rau đã của mình đi đâu mà vội. Cắt nhiều quá héo hết uổng lắm con ơi.

Hy bưng thúng rau lên cho mẹ.

- Bây nhiêu ăn mấy ngày cũng không hết.

Ba người tới nhà Hy. Đó là một căn nhà nhỏ lụp sụp bằng lá. Dựng trên miếng đất khoảng hơn ba chục thước vuông.

- Chief biết không. Hồi anh Hai chưa tử trận, mảnh đất nhà này cũng lớn lắm. Tới khi VC vô Sài gòn, gia đình đói quá bán lần, chỉ còn có bao nhiêu.

- Lúc VC vô Sài gòn tôi nghĩ cậu còn nằm bệnh Viện Cộng Hòa phải không?

- Dạ, khi tụi nó vô. Tụi em bị sua ra ngoài hết. Chân em còn chưa lành, mới mổ được gần tháng. Con mắt vẫn còn nhức. Em đẩy xe lăn ra cửa. Một thằng bộ đội kéo em xuống xe, dọng cho một báng súng, còn đạp em một phát lấy luôn chiếc xe lăn. May mà em bò ra tới ngoài đường thì gặp bố em đạp xe cyclo lóng ngóng ở đó. Cha con gặp nhau, mừng mừng, tủi tủi, kéo nhau về đây.

Sinh chỉ chiếc xe lăn Hy đang ngồi.

- Vậy chiếc xe này ai cho cậu.

- Chief nhìn kỹ xem nó có phải là xe lăn không. Đây là chiếc xe cyclo hồi anh Hai tử trận, nhà được lãnh mười hai tháng lương. Bố em mua chiếc xe cyclo đó. Sau bị tai nạn giao thông không đạp xe được nữa, mà xe cyclo cũng móp méo, nên bố em nhờ người ta sửa thành chiếc xe này cho mẹ em đẩy em đi ăn xin.

Sinh ngắm kỹ chiếc xe, quả thực nó gồ ghề và kịch cỡm chứ không thon thả như xe lăn bình thường. Quả là được biến chế từ chiếc xe cyclo hư mà ra.

Thế là từ đó gia đình Hy được Sinh tiếp tế gạo đều đều. Hy hàng ngày cắt rau cho mẹ ra chợ chiều bán. Sinh cũng mua cho Hy mấy con gà mái để nuôi sau hè. Lâu lâu nó đẻ trứng nên cũng có cái ăn bổ dưỡng hơn trước nhiều.

Mấy hôm nay chở Bình đi học. Tự nhiên Sinh thấy có cái gì khác lạ. Chàng suy nghĩ mãi không ra. Bỗng nhiên chàng nhìn thấy một cô gái đứng bên kia đường, ăn mặc thật khiêu gợi. Chiếc áo trước ngực xẻ một đường thực thấp, hở cái rãnh giữa bộ ngực căng phồng. Sinh chợt hiểu, cái chàng thắc mắc suy nghĩ mãi không ra là bộ ngực Bình ép sát sau lưng. Có lẽ nàng không để ý tới điều này. Cũng như chàng lâu nay không để ý tới những người chung sống, gần gũi trong nhà hàng ngày.

Không phải chỉ có bộ ngực của mình Bình phát triển như vậy, mà ngay của cả con Bưởi, trước kia ngực nó lép kẹp như con trai, bây giờ đã thấy nhu nhú như trái cau. Còn Hồng thì khỏi nói. Nàng có da, có thịt hơn ai hết, Bộ ngực của nàng lớn như hai trái bưởi rồi. Bờ mông thật nây nây.

Sinh hiểu ngay tình trạng thiếu dinh dưỡng của mọi người đã được cải thiện. Ăn uống đầy đủ. Nhất là hôm bác sĩ Thoa cho biết cả Hồng, Bình và Bưởi bị nám phổi. Và trong người có vi trùng Lao. Bởi vậy chàng đã theo lời của bác sĩ Thoa cho ba người đó uống thuốc trị vi trùng Lao từ đó tới nay cũng được gần cả năm rồi. Như thế là chỉ còn mấy tháng nữa là dứt bệnh. Đó là chưa kẻ chàng truyền nước biển và tiếp máu đúng như lời bác sĩ Thoa căn dặn cho cả Hồng, Bình và Bưởi.

Tự nhiên Sinh thấy vui vui. Hơi nóng từ thân thể Bình truyền sang người chàng thấy dễ chịu vô cùng. Chàng không còn cảm giác nàng như một con nhỏ khờ khạo, bại não nữa, mà là một thiếu nữ trưởng thành thực sự. Không biết rồi đây chàng còn giữ được cái không khí: “cho cháu làm vợ chú một chút xíu nhe chú” nữa không …!

- Chú ơi…mình đi quá chỗ học của cháu rồi.

Sinh giật mình quay lại. Quả thực chàng đã lái xe qua chỗ Bình học cả trăm thước rồi. Càng cười hì hì quay đầu xe lại.

Tối nay cả nhà ăn cơm sớm. Tụi trẻ lại quay quần xem TV hoạt hình. Từ ngày làm cổng sắt phía ngoài đường. Sinh đã mang chiếc TV xuống dưới nhà cho tụi trẻ ngồi trên phản coi mà không phải leo lên lầu. Người thích nhất có lẽ là Bình. Nàng không còn phải khổ sở leo lên từng bậc thang, và nhất là lúc xuống. Nếu không có ai cõng, nàng phải tụt từ từ xuống rất dễ té.

Ăn cơm xong, Sinh rủ Hồng đi coi hát. Sở dĩ không cho tụi nhỏ theo vì chàng muốn đưa nàng đi coi một phim tình cảm ướt át: Phim “Khi lỗi thuộc về những vì sao”. Đây là một phim tình cảm động nhưng đầy đau thương, bi thống của đôi tình nhân cùng mắc bệnh nan y quái ác; Hazel Grace Lancaster (Shailene Woodley) và Augustus Waters (Ansel Elgort). Yêu nhau khi gặp gỡ ở một hội tương trợ bệnh nhân nan y. Nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, chứng bệnh của chàng phát xuất đột ngột và chàng qua đời. Kết thúc phim là đoạn nàng nằm ngửa trên thảm cỏ, nhìn những vị sao mỉm cười tưởng nhớ tới người yêu.

Hồng đã khóc sướt mướt trên vai Sinh khi phim kế thúc. Nàng thương cảm cho mối tình của cặp tình nhân trong phim.

- Anh ơi…anh đừng bỏ em nghe anh.

- Anh không bỏ em, nhưng anh đi chơi với người khác thì sao.

- Anh đi với cả trăm cô, em cũng không nghen. Nhưng đừng để em phải nhìn những vì sao mà nhớ tới anh là được rồi.

Sinh ôm Hồng chặt hơn khi ra về, và tối hôm đó, nàng không cho chàng ngủ tới gần sáng…

Thứ Hai, một ngày lại như mọi ngày. Tất cả đi học. Ăn cơm trưa xong đang quay quần coi TV thì Thiếu tá Đức tới rủ Sinh đi nhậu – Tiếu tá Đức là em trai của bà Xuân – Người thường theo lệnh bà làm giấy tờ đất đai nhà cửa cho Sinh trên quận. Đương nhiên là Sinh thích thú đi chơi với anh chàng này. Sinh đã đưa Đức tới chỗ mấy chị em Lệ bán đồ nhậu và sò, ốc. Mấy cô này mê Đức như điếu đổ, các nàng chiều chuộng người cán bộ công an đầy quyền uy, bảnh trai và hào phóng này như thần tượng của tình yêu. Bởi vậy không có tuần lễ nào mà chàng vắng mặt ở quán này. Nhưng hôm nay, vừa uống được một chai đã có nhân viên tới kêu Đức về trụ sở gấp, để giải quyết một vụ án quan trọng. Thế là buổi tiệc nhậu kết thúc một cách chóng váng. Sinh thấy còn sớm quá nên không về nhà. Chàng tính ghé qua nhà Hai lai Mỹ đen, nhưng qua chợ Thị Nghè, ngửi thấy mùi bún ốc, chàng phải đậu xe lại vào làm một tô mới chịu nổi.

Đang ăn, một nhóm bẩy tám người tới bên Sinh xin ăn. Chàng thấy có hai người lớn tuổi, có lẽ là vợ chồng và mấy đứa toàn con trai, lực lưỡng khỏe mạnh. Chỉ có một thiếu phụ còn rất trẻ, ẵm một đứa bé trên tay đang khóc ầm ỹ. Chàng tính từ chối, bỗng thấy người thiếu phụ bồng con này nói:

- Chú ơi…chúng cháu từ miền Trung vào đây hai ngày rồi. Từ sáng tới giờ đói bụng, không dám xin chú cho ăn đâu. Nhưng xin chú thương tình cho đứa bé này vài đồng, mua gạo nấu cháo lấy nước cho cháu uống, nó còn nhỏ quá chắc chịu đói không nổi rồi.

Sinh nhìn qua đứa nhỏ. Bỗng chàng hoảng hốt đứng dậy la lớn.

- Không xong rồi. Đứa bé này đang mắc bệnh sốt xuất huyết. Không đưa nó đi nhà thương e khó qua khỏi đêm nay.

Cả bọn nháo nhào.

- Chú ơi… chú, làm sao bây giờ hả chú.

- Tụi cháu một xu không còn, đang đói rã ruột thì làm sao đưa cháu đi nhà thương đây.

Sinh nói:

- Cô này bế em bé, tôi trở đi bệnh Viện Nhi Đồng cho. Bố thằng bé cũng leo lên xe luôn. Xe tôi chở ba người được.

Thiếu phụ trẻ tuổi bế thằng nhỏ leo lên xe Sinh ngay. Nhưng cả đám còn lại không ai nhúc nhích. Sinh ngạc nhiên hỏi:

- Bố của đứa trẻ là anh nào?

Người đàn bà lớn tuổi nói:

- Con nhỏ này là con dâu tôi. Con trai tôi chết rồi.

Sinh thấy tình trạng đứa bé quá nguy kịch. Chàng quay lại nói với bà bán bún ốc:

- Chị cho họ ăn đi. Tôi tính tiền sau.

Nó xong chàng rồ máy xe chạy ngay, không muốn nghe ai nói thêm gì nữa. Tới Bệnh Viện Nhi Đồng. Chàng lật đật gửi xe rồi đưa thiếu phụ và thằng nhỏ vào phòng cấp cứu ngay. Đứa bé được mọi người xúm lại chở vào phòng cấp cứu. Sinh và mẹ nó không được vào trong. Một cô y tá bảo Sinh:

- Chú theo tôi đóng tiền bệnh phí. Nếu trễ e em bé này khó sống. Nó sốt quá cao, mình nóng như lửa. Lại ói máu và nổi bang nữa.

Sau khi đóng tiền, Sinh hỏi:

- Tôi trước kia cũng là y tá. Cô cho phép tôi vô với cháu được không ạ.

Cô ta lắc đầu:

- Dù cho chú là bác sĩ, nhưng không phục vụ tại đây, cũng không được vào phòng cấp cứu. Tốt nhất là cô chú về đi. Trường hợp này tôi e phải chờ tới sáng mai mới biết em bé sống chết ra sao.

Sinh cám ơn cô y tá. Chàng nắm tay cô gái kéo ra ngoài. Cô ta muốn sỉu nên dựa vào Sinh mà đi như người mất hồn. Ra tới ngoài cổng, Sinh thấy một bà bán cháo huyết. Chàng bảo cô gái:

- Chúng mình ăn tô cháo rồi về cũng không muộn. Đám người nhà của em đang ăn bún ốc rồi, Không lý mình chịu đói sao.

Cô gái “Dạ” một tiếng nho nhỏ, theo Sinh ngồi xuống lề đường cùng ăn cháo huyết với chàng. Sinh thấy cô nàng này hình như đói lắm rồi. Nàng vừa thổi vừa húp sùm sụp, không chờ cho cháo nguội.

Ăn cháo xong, Sinh chở cô nàng về quán bún ốc cho người nhà của cô ta. Vừa xuống xe. Người đàn bà lớn tuổi hỏi ngay:

- Tình trạng cháu tôi thế nào rồi chú.

Sinh nói:

- Nhân viên y tế nói, nếu để chậm một tiếng nữa thì thằng nhỏ chết rồi. Nhưng tình trạng này còn phải chờ tới sáng mai mới biết có cứu được cháu hay không. Vì nó bị sốt xuất huyết tới ói máu, nổi bang và còn ỉa chẩy nữa.

Sinh vừa nói tới đây, bà ta nhẩy tới sáng cho cô con dâu một bạt tai. Cô ta ngã chúi vào Sinh làm chàng cũng súi té.

Sinh la lên.

- Thằng nhỏ bị bệnh sốt xuất huyết là do loài muỗi vằn trích, truyền bệnh dịch cho nó chứ mắc mới gì tới cô ta mà bà đánh cô ấy

Người đàn ông lớn tuổi nắm lấy vợ kéo ra la lớn.

- Bà làm cái gì vậy.

Một chú thanh niên cũng nói:

- Sao mẹ đánh chị Tư. Chị ấy có làm cho thằng Tèo bị bệnh đâu.

Sinh ôm lấy cô gái hỏi.

- Em có đau không.

Cô gái ôm mặt lắc đầu nhè nhẹ. Tự nhiên Sinh thấy trong lòng xót xa. Chàng nói:

- Ngày mai tôi sẽ đưa cô này tới thăm con. Nhưng bây giờ bà con ngủ đâu.

Ông già trả lời:

- Chúng tôi lại chui vào sạp bán hàng trong chợ ngủ, chứ ở đây có biết ai đâu.

- Nhưng sau đó sinh sống ra sao.

- Tú thực với chú. Tưởng vô đây dễ xin việc làm. Ai ngờ mấy ngày nay chẳng có ai mướn. Dù chúng tôi chịu làm bất cứ chuyện gì.

- Thế mấy bữa nay ăn uống ra sao.

- Nói ra thật xấu hổ. Nhịn đói hai ngày rồi chú ạ. Chỉ tội nghiệp cho thằng cháu nội. Không chịu được. Mẹ nó lại không có sữa. Nên bây giờ chúng tôi vẫn chưa biết ngày mai sống ra sao.

- À… mà hình như mỗi người mới ăn có một tô bún. Làm sao no được. Có ai muốn ăn thêm không.

Anh chàng thanh niên nhỏ tuổi nhất buộc miệng.

- Tô bún nhỏ xíu, Tụi con ăn ba tô chưa thấm vào đâu chứ ăn một tô no làm sao được.

Sinh cười hì hì.

- Vậy thì mỗi người làm vài tô nữa đi - Sinh quay qua nói với bà bán bún - Bà múc bún ra cho mọi người ăn nữa đi.

Không ai nói gì thêm nữa, mọi người ngồi xuống ăn bún liền. Một lúc sau, ông già ngửng đầu lên hỏi:

- Ủa…con Tư sao không ăn.

- Dạ thưa bố con ăn cháo huyết với chú Sinh rồi ạ.

Bà vợ ông già ngước mặt lên nói:

- Nó chỉ biết lo cho cái thân nó thôi.

Sinh lắc đầu lảng ra chỗ khác. Cô gái rụt rè theo sau chàng. Chờ cho mọi người ăn xong. Sinh kéo ghế ngồi cạnh ông gìa nói:

- Tôi hỏi thực chú. Ngày mai nếu không có việc làm gì nữa. Chú và mọi người có trở về miền Trung không.

Mấy anh thanh niên không nói gì, nhưng đều lắc đầu. Ông già trả lời Sinh.

- Dạ…đã khó khăn lắm mới tới được đây, làm sao chúng tôi lại có ý định trở về chứ. Ở đây may mắn còn có người tốt bụng như chú giúp đỡ. Rồi từ từ cũng kiếm ra việc làm thôi. Chịu cực lúc ban đầu một chút. Chứ về Miền Trung bão lụt chết chắc.

Sinh nói:

- Bây giờ như thế này. Tôi cũng vừa mua mấy miếng đất. Trên đó có sẵn mấy cái nhà lá lụp sụp, chủ đất cũ bỏ lại, chưa kịp phá đi. Nếu mọi người không chê. Tôi có thể nhờ tất cả làm vườn cho tôi. Ăn uống gì tôi sẽ cung cấp cho mọi người đầy đủ, tới lúc nào muốn đi đâu thì đi. Vậy mọi người nghĩ sao. Nhưng nói trước, tôi không trả lương cho ai đâu. Mỗi tháng vài trăm ngàn tiêu vật thì không ngại.

Mấy anh thanh niên nhao nhao lên.

- Bố ơi. Có nhà ở, có cơm ăn còn đòi gì nữa. Ở ngoài nớ làm cật lực mà nhiều khi muốn ăn cháo cũng không có, bố biết chứ gì.

- Vậy thì còn gì bằng nữa hả bố

- Ai muốn đi đâu thì đi, con theo chú Sinh đó bố.

Ông già nhìn Sinh như không tin chàng nói thật, hỏi:

- Chú nói thực chứ.

Sinh cười hì hì.

- Thực hay giả mọi người tới đó thì biết chứ gì.

- Vậy thì tụi tui bằng lòng, theo chú làm rẫy.

- Không phải rẫy đâu chú. Cũng gần đây thôi. Chúng ta đi chứ.

- Dạ…đi, đi chú.

- Đi…đi chú.

Sinh trả tiền bún xong, chàng vẫy hai cái Taxi chở mọi người tới nhà Hai lai Mỹ đen. Cả bọn kéo vô trong nhà. Hai chạy ra la lớn:

- Anh Sinh đem phái đoàn nào tới thăm em đó.

Sinh nhìn mọi người, chỉ Hai giới thiệu:

- Đây là cô Mỹ Kiều, bạn tôi. Cô ta là người thay mặt tôi trông coi khu này.

Hai cười ha hả

- Mỹ Kiều…Mỹ Kiều. Cái tên nghe dễ thương ghê vậy đó.

Sinh cũng cười theo, nói:

- Em còn nhớ ngày đầu gặp anh, em hỏi: “Anh có phải là Việt Kiều không hay sao”

Hai đập mạnh vào vai Sinh cười ngợt ngã.

- Cái anh này nhớ giai như quỉ đó.

Sinh quay qua mọi người.

- Bây giờ mọi người theo tôi và cô Mỹ Kiều tới mấy căn nhà tôi nói lúc nãy nhé.

Hai hỏi

- Anh định mướn họ làm vườn hả.

Sinh lắc đầu.

- Đám này từ miền Trung chạy vô đây. Đang lang thang không chỗ ở. Anh chỉ đưa họ về đây lánh nạn. Cung cấp thức ăn và chỗ ở. Nếu họ thích thì ở, còn nếu không chịu thì đi, chứ anh không mướn ai hết.

Hai cười hì hì.

- Sao giống em quá vậy.

Ông già hỏi Hai:

- Bộ chị cũng lánh nạn ở đây như chúng tôi hả.

Hai vẫn cười:

- Dạ, bà con may mắn lọt vào mắt xanh của ông này rồi. Ông ta là vị cứu tinh của đời tôi đó.

Sinh cười ha hả:

- Vậy ngày mai hai đứa mình tới Tòa Đại Sứ Mỹ làm hôn thú nhé.

Hai vênh mặt.

- Dám không đó. Vợ con anh ở Mỹ không cứa cổ anh, em chịu thua. Nhưng thôi đi chứ, sắp tối rồi.

Tất cả mọi người lếch thếch theo Hai và Sinh coi mấy căn nhà mà chàng vừa nói.

- Tất cả có mấy căn gì đó. Ai muốn ở chỗ nào thì ở, tự do lựa chọn. Cho cô Mỹ Kiều biết là được rồi.

Mọi người có lẽ rất thích thú với những căn nhà này. Ông già hỏi:

- Chúng tôi đông người ở hai ba chỗ có được không.

- Dạ…tùy ý chú. Cứ cho cô Mỹ Kiều hay là được. Tôi ít khi tới đây lắm. Ai thích thì ở lại, không ưa thì đi, chúng tôi không cản.

Ông già lật đật nói:

- Dạ…dạ, chúng tôi nhất định ở lại mà.

- Vậy thì bây giờ anh giao cho Mỹ Kiều. Chắc phải về rồi, vợ anh chờ cơm thì khổ.

Hai cười ha hả:

- Đó mọi người thấy chưa. Vậy mà dám nói đưa em tới Tòa Đại Sư Mỹ làm hôn thú chứ.

Bỗng cô gái hỏi Sinh:

- Còn con ngày mai thì sao hả chú.

Sinh chợt nhớ ra.

- Chết cha… nếu em không nhắc thì tôi quên thằng nhỏ rồi. Bây giờ thế này. Ngày mai em ra nhà cô Mỹ Kiều chờ anh. Anh sẽ đưa em đi thăm con. À…quên nữa, Mỹ Kiều đưa đám này ra chợ xem họ cần gì; nồi niêu xong chảo, bát đũa gì đó thì sắm đi. Nhớ kéo về một tạ gạo cho họ nhé. Bây giờ anh phải về.

Nói xong Sinh dúi vào tay Hai một triệu. Mọi người trố mắt nhìn chàng. Chờ cho Sinh đi khỏi. Bà già hỏi Hai:

- Cô Mỹ Kiều à, vợ chồng tôi tên Huy. Chú này là ai mà hào phóng quá vậy. Xin lỗi cho hỏi, chú ấy có ở với cô không?

Hai cười ha hả.

- Nếu anh ấy chịu ở với tôi thì chắc tôi phải tu mười kiếp nữa. Anh Sinh là một đại gia bên Mỹ chứ không phải ở đây đâu, Anh ấy đi du lịch qua đây thôi. Mới có mấy tháng mà mua mấy mẫu đất ở đây rồi. Chính tôi cũng không biết anh ta định làm cái gì nữa.

Bà Huy lại hỏi tiếp;

- Vậy cô quen chú ấy lâu chưa.

- Có mấy tháng à. Vì anh ấy mua lại bãi rác của tôi. Lại cất nhà cho tôi ở ngay trên đất của mình để coi chừng khu này. Thú thực tới bây giờ tôi cũng không biết anh ấy ở đâu, làm cái gì nữa. Tôi suýt chết hai lần cũng nhờ anh ấy ra tay giúp đỡ. Ngoại tôi mất mấy hôm nay, trong nhà không còn một đồng xu. Anh ấy đã đứng ra lo tất cả cho đám tang ngoại. Thôi, Bây giờ ai theo tôi ra chợ mua đồ. Tôi có cái xe ba bánh, có thể chở được rất nhiều đồ. Nhất là chúng ta mua tới một tạ gạo thì không dùng nó không được rồi. Chúng mình đẩy xe tới chợ Thị Nghè chừng nửa tiếng thôi.

- Có phải chỗ chứ Sinh ăn bún ốc không?

- Ủa…sao dì biết anh ấy hay ăn bún ốc ở đó.

Bà Huy kể cho Hai nghe trường hợp gặp Sinh rồi nói.

- Như vậy thì gần đây thôi.

Trời về chiều, ánh dương yếu ớt, vàng đục. Không một ngọn gió làm không khí ảm đạm lạ lùng. Trong chợ, người qua kẻ lại thưa thớt. Hai đạp xe ba bánh, bà Huy và hai đứa con đi hai bên vào hẳn trong chợ.

- Thôi tới đây phải dừng xe, đẩy xe vô trong đó không quay đầu ra được. Một chú coi chừng xe. Tôi với thím Huy cùng một chú nhỏ vào mua đồ, mua được cái gì chúng ta mang chất lên xe.

Chỉ hơn tiếng đồng hồ, đồ dùng đã được mua chất đầy xe. Cả bao gạo cũng được khuân lên ngay từ lúc đầu. Bà Huy hớn hở, chưa bao giờ bà vui như hôm nay. Bà không ngờ lại có giây phút này. Chẳng bù với ở miền Trung. Ngay cả những lúc gia đình sung mãn nhất cũng không giám mua sắm bừa bãi như hôm nay. Nhất là Hai còn thấy dư quá nhiều tiền, nàng mua luôn cả chục con gà cho bà. Gà trống, gà mái lúc nhục trong giỏ. Lại còn mấy bộ đồ mới cho cả đám con cái và chồng bà nữa.

Về tới nhà, mọi người nhộn nhịp khuân đồ xuống. Ông Huy đã quyết định cả gia đình ở căn nhà này, ngay cạnh nhà anh thương phế binh Hải Quân. Căn nhà tương đối rộng rãi, có tới bốn phòng, tuy là nhà tranh nhưng mái lợp tôn, cửa nẻo đầy đủ. Tuy không được như nhà ông ở miền Trung, nhưng trong hoàn cảnh này thì không còn mong ước gì hơn nữa. Ông nhìn bao gạo to tướng mà thấy thật yên tâm. Lúc mọi người đi chợ, ông đã qua nhà anh thương phế binh Hải Quân làm quen và biết được một chút về thân thế người ân nhân của mình. Anh chàng cụt hai chân kia còn nói; Sinh cho chàng ta tự do cắt rau muống đem bán và cho biết gia đình ông ăn bao nhiêu cứ xuống đó mà cắt đem về tự do. Như vậy thì không trụ ở đây còn đi đâu cho mệt.

Mọi người xếp sắp đồ đạc, bếp nước xong, bà Huy và Duyên vội vàng đi nấu cơm. Có lẽ cả năm nay gia đình mới có một bữa cơm có thịt gà. Rau muống cắt bên ao nhà anh Thương Phế Binh Hải Quân cả rổ. Chưa bao giờ bữa cơm đông đủ và vui nhộn như ngày hôm nay. Chỉ thiếu có thằng con thứ Tư của bà chết hồi năm ngoái. Mọi người mặc đồ mới, ăn uống hả hê. Còn vui gấp trăm lần những bữa giỗ, Tết ở miền Trung…

Sáng nay trời như mọi ngày. Mùa Thu lá vàng rơi lác đác trên hè phố. Cơn gió Thu mát rười rượi làm tâm hồn Sinh phơi phới. Chàng nghĩ tới tối qua, Hồng thật tuyệt vời. Nàng đã lăn lộn cùng chàng tới thật khuya, lúc cả hai mệt nhoài mới vật ra ngủ. Quả thực tối nay Sinh mới để ý sự thay đổi kỳ diệu trên thân thể nàng. Bộ ngực nung núc phập phòng cùng bờ mông nhấp nhô trong ánh đèn điện lờ mờ tới man dại…

Sinh chở Bình đi học xong, chàng tới nhà Mỹ Kiều đón Duyên tới bệnh viện thăm con nàng. Hôm nay Duyên trong bộ đồ mới trông thật duyên dáng. Thấy còn sớm quá, có lẽ bệnh viện chưa cho thăm nuôi nên Sinh rủ Duyên đi ăn sáng.

Chàng chở Duyên tới tiệm phở ngay góc đường Lê Lai, cạnh chợ Bến Thành. Khách hàng buổi sáng đông nghẹt. Sinh và Duyên phải xếp hàng chờ một lúc mới có bàn cho hai người. Duyên đứng sát sau lưng Sinh, hai thân thể như ép sát vào nhau vì người chờ đợi quá đông, mà nhà hàng lại không được rộng rãi cho lắm. Lúc ấy Duyên đã định tâm phải nói sự thực cho Sinh biết hôm qua nàng đã nói dối chàng. Cả đêm Duyên sui nghĩ mãi; Có lẽ người đàn ông hào hiệp này có thể giải thoát cho cuộc đời nàng trong sự khốn khổ này. Duyên đã chú ý nghe tất cả những gì cô nàng Mỹ Kiều nói với gia đình ông Huy và càng thấy hành động của người đàn ông này thật khác thường.

Trong khi chờ đợi phở được đưa tới. Duyên nhìn Sinh đăm đăm làm chàng phải chú ý.

- Em nhìn anh cái gì mà kỹ vậy.

Duyên ngập ngừng nói:

- Con muốn nói một chuyện mà từ hôm qua tới nay, suy nghĩ nát óc, không biết có nên nói cho chú hay không.

Sinh cười hì hì.

- Có gì mà quan trọng như vậy. Em đã nói thế thì chắc chắn em muốn cho tôi biết rồi. Nhưng trước khi nói, tôi muốn em đừng gọi tôi bằng chú nữa. Vì có lẽ vợ tôi với em cũng suýt soát tuổi nhau thôi. Vậy thì cứ gọi tôi bằng anh xưng em đi cho thân mật. Hơn nữa, vợ tôi có hai đứa con. Còn em cũng có một đứa rồi.

Bỗng nhiên Sinh thấy nét mặt Duyên thay đổi khác thường. Nàng nói thực nhanh nhưng nhỏ lại:

- Em còn con gái sao lại có con được.

Nghe Duyên nói làm Sinh chới với. Chàng dụi mắt.

- Vậy chứ đứa nhỏ chúng mình đưa vô nhà thương là con ai?

- Trước hết em phải xin lỗi anh vì hôm qua em nói dối. Sự thực em không phải con dâu ông bà Huy. Anh Tư con ông bà Huy chết trước khi em tới gia đình này. Bố mẹ em và gia đình ông Huy là hai người hàng xóm thân thiết. Hai năm trước, cả gia đình em bị đắm thuyền chết hết. Còn mình em sống sót vì ở nhà. Không ra biển. Ông Huy thấy em tội nghiệp, côi cút không bà con gì hết nên nhận em làm con nuôi. Nhưng thật ra chỉ là nói vậy, chứ em như một con ở đợ không công. Nhất là bà Huy lại có ác cảm với em, vì bà ta nghi em dụ dỗ ông Huy. Thực ra thì ông ấy dê em chứ em có ham hố gì ông già dịch đó.

Sinh ngắt lời Duyên hỏi lại câu hỏi lúc nãy.

- Như thế thì đứa trẻ đó là con ai.

- Dạ…thưa anh, nó là con ông Huy tư tình với ai đó, đem về bắt em nhận làm con và gán cho em danh phận con dâu!

- Như vậy mà em chịu sao?

- Anh thử nghĩ trong hoàn cảnh này, em có từ chối được không. Nhưng không phải chỉ có vậy, mà mỗi lần bà Huy nhìn thấy em ôm ấp thằng nhỏ thì nổi cơn nghen đánh em.

- Ơ…sao vô lý vậy.

- Chuyện không phải chỉ có thế thôi đâu anh.

Sinh nóng ruột hỏi:

- Còn cái gì hơn thế nữa chứ, sao em không bỏ đi.

- Dạ… đó là đều em muốn nói với anh hôm nay. Nếu anh chịu giúp em trốn thóat khỏi gia đình này thì em mang ơn anh vô cùng.

Sinh gật đầu ngay.

- Cái đó thực dễ dàng. Nhưng em có mang theo Chứng Minh Nhân Dân của mình không.

- Dạ…thưa anh ông Huy giữ, nhưng em biết ông ta để đâu, lấy lại lúc nào mà không được.

- Vậy thì tốt, em muốn thoát ly khỏi gia đình này lúc nào cũng được.

- Còn điều này nữa anh.

Sinh muốn la làng.

- Trời…còn cái gì nữa.

Duyên ngần ngừ nói:

- Sự thực gia đình ông Huy trốn vô Sài Gon không phải vì bão lụt. Lũ lụt miền Trung năm nào cũng có người làm từ thiện tới giúp đỡ. Nhưng thật ra vì mấy tháng mưa bão liên miên, thuyền không ra khơi được, nên ông Huy vay mượn lung tung. Tụi đầu gấu tới đòi nợ dữ dội, hăm giết cả nhà. Nhân cơ hội lũ lụt này, thuyền bị chìm nên gia đình mới trốn vô đây.

Bây giờ Sinh mới vỡ lẽ ra là thế. Tự nhiên chàng thấy thương Duyên vô cùng. Chàng lấy tờ giấy nhỏ, ghi địa chỉ nhà mình trao cho Duyên.

- Khi nào em muốn trốn đi, phải lấy được giấy Chứng Minh Nhân Dân của mình rồi tới địa chỉ này, đây là nhà anh. Anh sẽ mướn em làm công cho vợ chồng anh, tiền lương thì ai sao anh vậy, không để em thiệt thòi đâu. Nhà cũng không có việc gì nhiều, em chỉ phải đi chợ, nấu cơm và dọn dẹp nhà cửa thôi. Mấy đứa nhỏ cũng đã lớn cả rồi.

Nói xong Sinh trao mảnh giấy cho Duyên, và một trăn ngàn.

- Anh cũng phải dặn em, nếu có ai hỏi em từ đâu tới, cứ nói là từ miền Trung vào đây ở nhà ông anh họ, cũng tên Sinh đi cho dễ nhớ, và anh ta là lính của Thiếu tá Đức trên quận.

Duyên mừng rỡ, gấp tờ giấy và tiền lại, kéo quần xuống đút vào trong quần lót. Sinh ngồi bên nhìn rõ lúc Duyên nhét tiền vô quần lót; bờ lông đen ngòm của Duyên nọc tràn lên tới gần rốn. Thường thì dân miền Trung rất ít lông ở chỗ đó. Hồi ở Hải Quân, tầu cặp bến miền Trung, Sinh thường la cà tới các động chứa gái và chàng biết điều đó rất rõ. Vậy mà lông lá của Duyên phong phú như thế này làm gì thằng cha già dịch Huy không dê mới là lạ. Ngay lúc ấy, Duyên ngửng đầu lên, thấy Sinh nhìn đăm đăm vô chỗ đó. Mặt nàng ửng hồng.

- Anh thấy hết rồi phải không?

Sinh cười hì hì.

- Hèn gì lão Huy không dê em.

Duyên với tay qua đùi Sinh véo thực mạnh. Lườm chàng một cái thực sắc.

- Đàn ông các anh có bây nhiêu thôi.

Sinh vẫn cười hì hì.

- Nếu mai mốt em làm công cho anh. Anh cũng dê em thì sao.

Duyên cười khúc khích.

- Em còn cầu nữa.

Phở đã đem ra, hai tô phở nóng hổi lớn tổ chảng. Duyên thấy chưa bao giờ nàng ăn ngon miệng như ngày hôm nay. Nàng lùa tay xuống dưới, để tay trên quần lót, xoa nhè nhẹ chỗ vừa nhét tiền và địa chỉ của Sinh vừa trao cho mình mà lòng thấy lâng lâng.

Hôm nay đúng là một ngày vui trọn vẹn của Duyên. Khi được nhân viên y tế cho biết; thằng nhỏ đã qua cơn khó khăn. Bác sĩ cho đem nó về nhà. Vì bệnh này chưa có thuốc chữa. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân qua khỏi hai tuần lễ thì tự nhiên lành bệnh, và trong người đã có chứa kháng thể của dịch sốt xuất huyết. Bây giờ đem y về, chỉ cần kiêng gió máy là kể như thằng nhỏ sống khỏe rồi.

Khỏi phải nói cả gia đình ông Huy đã mừng rỡ như thế nào khi Duyên bế đứa bé về nhà. Miệng nó cười toe toét khi ông Huy ẵm nó trên tay. Nhân cơ hội mọi người mừng vui quay quần chung quanh thằng bé. Duyên lẻn vào phòng, mở túi sách của ông Huy lấy thẻ Chứng Minh Nhân Dân của mình như lời Sinh căn dặn.

Tới tối cả nhà lại quay quần ăn cơm. Thằng bé được đặt ngay bên cạnh ông Huy. Từ lúc đem thằng nhỏ về với tình trạng khỏe khoắn như vậy. Ông không rời nó nửa bước. Có lẽ ông nhớ tới người tình năm xưa nhiều hơn là yêu thương đứa nhỏ. Cũng vì bà vợ chằng lửa của ông mà cô nàng phải lìa xa ông trong tức tủi, ô nhục. Để lại cho ông đứa trẻ này, Bây giờ nó là hình bóng của cô ta. Vợ ông thấy ai nâng nưu nó là thế nào cũng có chuyện với bà ta, trừ một mình ông bà ấy không dám làm gì. Bởi vậy trong lúc thằng nhỏ vừa thoát khỏi tử thần. Ông không muốn để Duyên bế, vì sợ bà vợ chằng lửa đánh nàng, có thể trúng thằng nhỏ thì nguy.

Khi cả nhà ăn cơm xong. Duyên phải một mình xuống rửa đống bát đũa như thường lệ. Hôm nay bữa cơm lại như bữa tiệc, nên bát đũa thật nhiều. Sau khi dọn hết xuống bếp để rửa. Nàng nhân cơ hội thấy không ai để ý, vội vàng lấy áo mưa choàng vào đầu, chạy nhanh ra đầu hẻm. Cũng may mà trời mưa nên trong hẻm không một bóng người. Nàng chạy thực nhanh. Ra tới đầu đường chính Duyên cũng không biết phải đi về hướng nào. Vì thế, cứ thấy có chỗ nào xe chạy là nàng hướng về đó mà đi. Trong đêm tối, trời mưa rả rứt. Mưa không to lắm và gió cũng nhè nhẹ làm Duyên thấy khoan khoái lạ lùng. Dù tim nàng đang đập thình thịch. Đi gần cả tiếng đồng hồ, Duyên mới thấy một chiếc Taxi. Nàng vội vàng nhào ra đường đón đầu làm bác tài xế phải thắng gấp, suýt đụng vô nàng. Anh ta kéo cửa kính xuống, la lớn:

- Trời ơi…bộ cô muốn tự vận hả.

Duyên hối hả nói.

- Không có…không có. Tôi muốn đi xe, Vì trời mưa ít xe, lại vắng người nên sợ không đón được xe nên làm liều ngăn chú lại.

Anh ta nghe vậy có vẻ dịu lại hỏi:

- Cô muốn đi đâu?

Duyên đưa cái địa chỉ cho anh ta.

- Tôi muốn chú đưa tôi tới đây.

Cầm tờ giấy anh tài xé Taxi nói thực nhanh.

- A…ngã tư Phú Nhuận chứ gì. Từ đây tới đó cũng không xa lắm. Nhưng trời mưa, nơi đó ít đèn. Lái xe rất khó. Nếu tôi chở cô đi theo cuốc xe thì được, chứ bật đồng hồ tính tiền thì không bõ công còn phải vòng lại trả xe.

Duyên biết anh chàng này đang bắt bí, nhưng cũng nói:

- Vậy không bật đồng hồ cũng được, nhưng chú tính bao nhiêu tiền.

Anh ta nói thực nhanh.

- Ba chục ngàn có đi không. Giờ này không còn xe đâu.

Duyên mừng rỡ gật đầu.

- Được rồi, tôi chịu đi.

Duyên vừa bước lên xe, anh ta lại nói:

- Cô phải trả tiền trước và tôi chỉ chở cô tới đầu hẻm thôi, chứ không lái xe tới trước nhà cô đâu. Bây giờ tối rồi không an toàn lắm.

Duyên biết anh chàng này không tin tưởng mình, nên đưa luôn tờ một trăm ngàn cho y.

- Vậy thì anh thối lại đi. Tôi chưa bao giờ đi quỵt tiền xe ai đâu.

Thấy tiền anh ta cười hì hì. Móc bóp thối lại Duyên, nhưng đếm đi đếm lại mãi cũng chỉ có năm chục ngàn. Duyên nói:

- Tôi biết anh không đủ tiền thối lại. Vậy cứ đưa tôi năm chục ngàn đi, coi như hôm nay tôi sui.

Nghe Duyên nói vậy, anh ta cười chả lả, cho xe chạy ngay như sợ nàng đổi ý. Và quả nhiên tới đầu hẻm, anh ta ngừng xe lại nói:

- Tới rồi. Nhà cô cũng chỉ đi vô trong một chút thôi phải không. Nhưng thú thực, vô đó giờ này quay đầu xe ra khó lắm. Vả lại khuya quá rồi…

Duyên Thấy đúng địa chỉ đầu hẻm nhà Sinh, nàng cũng an tâm xuống xe. Anh tài xế hấp tấp cho xe chạy liền làm nàng bật cười cái thứ ham tiền mà nhát gan.

Duyên bước đi chầm chậm, dò từng con số trong tờ giấy Sinh giao cho nàng. Và chỉ chưa đầy trăm thước Duyên đã tìm thấy nhà Sinh. Căn nhà thụt vào một con đường nhỏ, có cổng sắt chắn ngang. Duyên vừa tới trước cổng. Hai con chó thật lớn đã ở trong nhào ra sủa ầm ỹ.

Đèn ngoài sân bật sáng. Duyên nhìn rõ Sinh đi ra mở cổng.

- Chà, sao cô Duyên mau mắn quá vậy.

Thấy chỉ có một mình Sinh, Duyên nói nho nhỏ:

- Em sợ muốn chết, tới được đây mừng quá.

Lúc ấy Hồng cũng trong nhà ló đầu ra hỏi:

- Ai đó anh Sinh.

- A…cô người làm lúc chiều anh nói với em đó mà. Không ngờ cô ta mau mắn quá.

- Ờ…ờ cho cô ấy vô đi anh, vô đi mau kẻo mưa ướt hết rồi kìa.















7 views0 comments

Comments


bottom of page