top of page
Writer's picturehungson1942

NGƯỜI VỢ MA # 4

Updated: Jul 26, 2022


NGƯỜI VỢ MA # 4


Chương Bốn

Hôm nay thứ Hai, ông Ba Trưởng Ấp như lời hẹn, đã tới đón bà Xuân, vợ ông Đại tá Giám Đốc Công An thành phố tới nhà vợ chồng Sinh. Ông không ngờ ông Đại Tá cũng muốn đi theo, và họ dùng ngay xe của công sở dành cho ông Đại Tá. Anh tài xế là một công an cấp Thượng Úy, Cảnh phục thẳng nếp, lái xe cho mọi người. Nhưng ông Đại tá hôm nay lại mặc thường phục, với chiếc áo sơ mi ngắn tay bỏ trong quần. Tới nơi, ông cho xe đậu ngoài đường cách đầu hẻm một chút rồi cùng vợ và ông Ba từ từ đi bộ vô trong. Ông nhìn thấy ngay hai ba sòng bầu cua đang sát phạt nhau ngay đầu hẻm. Ông lắc đầu:

- Nếu hôm nay tôi không tới đây thì làm sao biết được sinh hoạt của dân chúng tệ hại như thế này. Công an khu vực làm cái gì không biết.

Đi mấy bước nữa, ông lại thấy mấy cô gái ăn mặc khá hở hang từ trong hẻm đi ra, trông khác hẳn với mọi người trong xóm. Họ cười nói nghiêng ngả, đùa cợt với nhau như chốn không người. Mặt ông cau lại lầm lỳ đi tới.

Một lúc sau, tới hẻm nhà vợ chồng Sinh. Mọi người thấy một đám đông đang bu quanh chàng và cha con ông thợ hồ cởi trần trùng trục, mồ hôi nhễ nhại. Trước mặt Sinh là một thanh niên đang khua tay múa chân.

- Anh xây cất nhà không giấy phép, đã không biết điều mà còn muốn chống đối nhân viên thi hành công lực là sao. Không sợ ở tù à.

Sinh bình tĩnh nói:

- Anh thấy chúng tôi đang xây cất nhà đó sao. Căn nhà này tôi mới mua, mục nát quá nên phải rỡ bỏ thôi, chứ đã xây cất gì đâu. Khi nào chúng tôi có giấy phép mới bắt đầu xây mà.

Người thanh niên lớn tiếng:

- Như vậy cũng không được.

Bỗng có tiếng nói bên ngoài:

- Không được thì đồng chí làm được cái gì chứ.

Anh thanh niên nghe thấy có người bên ngoài nói ngang, bực mình quay lại.

- Đéo mẹ, bắt hết về đập bỏ mẹ chứ làm gì à.

Có tiếng cười gằm.

- Đồng chí có một mình, lại nhỏ con hơn người ta thì làm sao mà bắt được ai.

Anh thanh niên hơi ngớ người ra một lúc rồi bước nhanh ra ngoài.

- Mấy người chờ đó đi rồi biết.

Sinh nhìn qua đám đông, chàng thấy ông Trưởng Ấp và hai vợ chồng đi cùng ông ta. Chàng biết ngay người vừa lên tiếng ấy là ai. Sinh bước nhanh tới trước mặt họ.

- Xin mời ông bà vào nhà sơi nước.

Người đàn ông nói:

- Khoan đã anh Sinh, để tôi coi thằng nhóc này làm cái gì đã.

Ông Trưởng Ấp nói nho nhỏ.

- Y là công an khu vựa đó ạ.

Người đàn ông quy sang nói với vợ.

- Em ra xe nói thằng Báu kêu máy về cho họ biết chuyện ở đây. Nói phải tới ngay.

Nghe chồng nói. Bà Xuân lách khỏi đám đông, vội vã đi thật nhanh ra đầu hẻm.

Chưa đầy mấy phút sau, ba bốn chiếc xe Honda chở đôi cùng với anh thanh niên lúc nãy trở lại. Có người mặc cảnh phục, có người mặc thường phục. Họ hùng hổ gạt đám đông bước nhanh tới.

- Đứa nào chống đối đâu. Còng hết chúng nó lại cho tao.

Anh chàng thanh niên lúc nãy chỉ ông Đại tá giám đốc công an thành phố nói:

- Tên này lúc nãy chống nhân viên thi hành công lục đó,

- Bắt nó lại.

Anh ta tức thì xông tới nắm tay ông Đại tá bẻ quặt ra đằng sau. Thấy vậy, Sinh đứng cạnh đó đẩy mạnh anh ta ra, làm y ngã chúi về đằng sau, nhưng lại kéo theo ông Đại tá té bò càng xuống đường.

Ngay lúc ấy có mấy tiếng súng nổ chát chúa. Mọi người giật mình. Đám người đứng coi chạy toán loạn. Một nhóm người từ ngoài chạy vào. Anh chàng đi đầu trên tay lăm lăm cây súng, nòng còn đang bốc khói. Có người đỡ ông Đại tá dậy, còn những người khác quật ngã luôn mấy người đi cùng anh công an khu vực mà không ai kịp trở tay. Vũ khí của đám công an này cũng bị họ lột sạch thật nhanh chóng.

Sự việc xẩy ra thật bất ngờ và mau lẹ ngoài sức tưởng tượng của mọi người. Ông Đai tá được một nhân viên dìu đứng dậy. Ông phủi mớ bụi dính vô cánh tay, nhìn Sinh cười khà khà.

- Tôi không ngờ anh dám chống đối người thi hành công vụ mạnh mẽ như vậy.

Sinh mỉm cười.

- Tại tụi nó ngu. Đúng là ngày thi hành công vụ bị Tổ trác.

Ông Đại Tá nghe Sinh nói cười ha hả. Vỗ vai chàng.

- Tôi cũng phục anh luôn.

Bây giờ đám con nít và những người đứng coi đã tò mò ào ạt đi theo nhóm công an bị còng đưa ra đầu hẻm. Ông Đại Tá nói với Sinh.

- Anh cứ cho thợ tiếp tục làm đi, còn chúng mình kiếm một quán cà phe nào ngoài đường nói chuyện – Quay qua ông Trưởng ấp, ông ta nói – Còn ông có thể về được rồi. Cám ơn ông nhé.

Quán cà phê này ngay ngã tư Phú Nhuận. Giờ này chẳng có mống khách nào. Cô chiêu đãi viên thấy khách vào đon đả ra chào bàn.

- Cho chúng tôi ba ly cà phê đá.

Sau khi chồng kêu thức uống. Bà Xuân nói ngay:

- Chúng tôi được biết anh qua đây du lịch. Nhưng không biết có dự tính làm ăn gì không.

Sinh nói:

- Dạ… thưa bà, nếu vui thì có lẽ sống luôn ở đây cho sướng. Còn buôn bán gì thì tôi chưa nghĩ tới.

- Vậy chứ anh làm gì ở Mỹ mà tà tà vậy.

- Dạ, chẳng giấu gì ông bà, Tôi có đầu tư vô một cơ sở thương mại của do một tập đoàn Franchie phụ trách, nên mỗi tháng cũng có vài ngàn mà không phải làm gì cả.

- Như vậy thì sướng quá rồi. Chắc ông Ba cũng cho anh biết chúng ta gặp nhau hôm nay để nói chuyện gì rồi phải không ạ.

- Dạ, tôi biết. Chuyện đó đâu có gì trở ngại đâu. Đằng nào tôi cũng phải ra ngân hàng đổi Mỹ Kim lấy tiền Việt thì đưa cho ông bà cũng thế thôi.

Bà Xuân nói thực nhanh.

- Nhưng chúng tôi muốn cháu nó ở bên Mỹ nhận tiền có được không ạ.

Sinh cười.

- Cái đó lại càng dễ nữa. Cậu ta có thể tới cơ sở thương mại của tôi nói cô quản lý trao tiền. Còn theo tôi thấy, ông bà cứ mở một chương mục cho cậu ấy ở Mỹ. Bên này tôi nhận được tiền là chuyển tiền từ ngân hàng của tôi bên Mỹ qua chương mục của cậu ta thì 30 giây là cậu ấy rút tiền ra được ngay.

Bây giờ ông Đại tá mới lên tiếng.

- Như thế thì quá tiện, nhanh chóng lại không mất công đi lại nữa. Nhưng anh có thể chuyển cho chúng tôi bao nhiêu một tháng.

- Theo như ông Ba nói thì mỗi tháng ông bà cần một ngàn đô la. Nhưng nếu cậu nhà cần mua xe hoặc lâu lâu cần chi một số tiền nào vài chục ngàn cũng không sao ạ.

Cả hai vợ chồng ông Đại tá tỏ vẻ thật vui mừng.

- Nếu được như vậy thì còn gì bằng nữa. Nhưng giá cả chuyển tiền anh tính như thế nào ạ.

- Thì chúng ta cứ như giá thị trường đi. Vụ này giúp đỡ nhau thôi chứ buôn bán gì đâu mà tính cái gì nữa cho mệt.

Có lẽ cả hai người không ngờ Sinh dễ dãi như vậy. Trước khi ra về, ông Đại Tá nói:

- Trong tương lai, chúng tôi có thể giúp được anh việc gì xin cứ cho biết. Chúng tôi sẽ làm hết sức mình - Nói xong ông trao cho Sinh một tấm danh thiếp – Đây là địa chỉ và số điện thoại của tôi, cần gì anh chứ gọi. Còn chúng tôi đã biết chỗ ở của anh rồi, sẽ xin liên lạc sau.

Trong hẻm Sinh ở mấy hôm nay, người ta kháo nhau câu chuyện cả toán công an khu vực tới làm khó Sinh sửa nhà, bị còng tay giải đi hết. Rồi chưa đầy một tuần lễ sau, lại có tin nhóm công an đó bị loại ra khỏi ngành công an và anh chàng công an khu vực đôi co với Sinh tới giờ này chưa được thả. Có người còn nói; Y sợ tội nhẩy lầu tự tử rồi.

Hơn một tháng sau, căn nhà của bà Mười đã trở thành một bãi đất trống. Cha con ông Thành còn dùng những miếng tôn tương đối lành lạnh làm hàng rào bít kín, nên người đứng ngoài không biết bên trong đang làm gì. Nhất là từ hôm đó tới nay, không thấy bóng dáng anh công an nào lảng vảng khu này nữa. Kể cả đám vừa đổi tới. Và bây giờ, cha con ông Thành thợ hồ bắt đầu dọn dẹp căn nhà Sinh mới mua – Căn nhà trước 75 là tổ ấm của gia đình chàng.

Hôm nay là ngày Sinh đi đón Hai lai Mỹ đen trở về nhà. Bây giờ Sinh đã mua chiếc xe Honda mới tinh. Chàng chẳng phải thi lấy bằng lái, mà chỉ bỏ chưa tới một trăm ngàn đồng là đã có người đưa bằng lái tới tận nhà cho Sinh. Còn lái xe thì khỏi phải nói. Trước 75, chàng thường đi làm bằng loại xe này mười mấy năm trời.

Lái xe tới trạm y tế. Sinh đã thấy Hai ngồi chờ chàng ở phòng đợi từ bao giờ.

Hai thấy chàng mừng rỡ. Cánh tay trái của Hai đã được cắt băng bột. Và bây giờ nàng chỉ đeo cái khăn choàng qua cổ, thòng xuống để giữ cho tay khỏi phải chịu đựng sức nặng di chuyển mạnh.

- Anh Sinh.

- Em chờ anh lâu chưa.

- Dạ, em cũng mới vừa làm giấy xuất viện xong đây thôi.

- Bây giờ anh chở em về nhé. Chắc ngoại thấy em mừng lắm đó.

- Ủa, bộ anh có xe sao mà tính chở em về. Em tưởng mình đi xe ôm chứ.

Sinh cười hì hì.

- Em có dám để anh chở không đó.

- Dạ, em sợ gì chứ. Anh dám chở thì em dám ngồi mà.

Ra chỗ gởi xe, Hai thấy Sinh đẩy một chiếc xe Honda đỏ chói, mới tinh ra ngoài.

- Bây giờ em leo lên xe đi. Nhưng anh nghĩ tay em còn yếu, nên ngồi chàng hảng cho vững hơn, có được không.

Hai leo lên xe ngay, nàng ngồi chàng hảng, hai tay ôm lấy bụng Sinh. Tay trái thường để vào trong khăn treo trên cổ cho đỡ mỏi, chứ thật ra chỗ gẫy đã khỏi rồi. Tự nhiên Hai cảm thấy hình như mình có gì thay đổi khi nằm trong trạm y tế hơn tháng nay. Hàng ngày bố của thằng Trọc – đứa bé theo nàng bán vé số - tới đưa cơm và nước uống. Ông ta chẳng những được Sinh mướn giao cơm cho nàng, mà còn giao luôn cả cơm cho bà ngoại nàng hàng ngày nữa. Còn Sinh hai ba ngày lại tới thăm nàng một lần. Cũng vì vậy mà những ngày nằm dưỡng bệnh Hai rất thoải mái, còn hơn cả những lúc chưa bị thương.

Trời Sài gon hôm nay nắng thực đẹp. Gió hưu hưu thổi từng cơn mát rười rượu. Sinh lái xe qua chợ Bến Thành. Khung cảnh ở đây vẫn tấp nập như những ngày Hai lang thang đi bán vé số dạo quanh vùng này. Nhưng Hai cảm thấy bây giờ mình không còn bồn chồn lo lắng như những lúc đi bán vé số nữa, mà lòng nàng rộn lên điều gì thực khó hiểu, nó yên bình, hạnh phúc làm sao khi ngồi trên yên xe sau lưng Sinh, vòng tay ôm lấy bụng chàng.

Hai nghe rõ nhịp tim Sinh đập trong lồng ngực, hơi ấm của chàng truyền sang người nàng mới thích thú làm sao. Hai ép thực sát người vô sau lưng chàng như sợ té. Nhưng thực ra để giữ cái hơi ấm hạnh phúc nàng đang tận hưởng.

Trên đời này sao lại có người hiền lành, tốt bụng và rộng rãi như chàng. Hai ước gì những giây phút này đừng qua mau, mặc dù nàng rất muốn gặp bà ngoại vì hơn một tháng xa cách. Nhưng cuối cùng rồi cũng tới nhà. Nàng hết sức ngạc nhiên khi thấy bà ngoại đứng ở cửa chờ nàng về. Bình thường ngoại di chuyển cũng rất khó khăn, chẳng bao giờ đứng thẳng. Nét mặt luôn nhăn nhó đau khổ. Vậy mà hôm nay chỉ hơn một tháng Hai vắng nhà. Bà ngoại thay đổi như thế này ư. Trông bà tươi tỉnh, cái miệng như đang chúm chím cười. Tuy tay bà đang vịm vào khung cửa, nhưng đứng thật thẳng, không như trước, lúc nào cũng lom khom, chậm chạp. Phép mầu nào đã xẩy ra thay đổi hẳn con người ngoại.

Hai xuống xe, chạy ào tới ôm lấy bà. Nước mắt nàng ràn rụa.

- Ngoại có nhớ con không.

- Con nỡm, sao mày đi làm ăn ở đâu lâu thế, mà không cho ngoại hay.

Hai quay qua nhìn Sinh thực nhanh. Nàng biết là chàng đã giấu ngoại chuyện nàng bị nạn. Ánh mắt nàng như thầm cám ơn chan chứ tình yêu.

- Con quen chú Sinh hồi nào mà ngoại không hay. Sao chú ý tốt quá vậy. Ngày nào cũng tới đây săn sóc ngoại. Lo ăn uống, thuốc thang, còn tiếp nước biển cho ngoại nữa, nên bây giờ ngoại mới được khỏe khoắn như thế này.

Nghe ngoại nói, Hai không cầm lòng được nữa. Nàng buông bà ngoại ra, chạy tới ôm chầm lấy Sinh.

- Anh Sinh ơi…em phải làm sao cám ơn anh bây giờ.

Sinh xoa nhè nhẹ trên bờ vai đầy ắp của Hai. Chàng cũng rạo rực vì cảm tình nàng dành cho mình. Nhất là bộ ngực như núi lửa của Hai đang phập phòng ép sát vô thân thể chàng.

- Thôi…mọi chuyện đã qua, bây giờ em nghỉ ngơi ít ngày rồi tiếp tục đi cầy.

- Dạ…em cám ơn anh.

- Cám ơn gì mà cám ơn hoài vậy. Bây giờ là lúc em phải dọn dẹp nhà cửa. Lo cơm nước cho bà ngoại em đi – ngưng một lúc, Sinh tiếp:

- À…anh nghĩ em bị chúng nó cướp hết tiền rồi. Vậy anh cho mượn đỡ chút ít, lo cơm nước cho ngoại. Và ráng nghỉ ngơi. Vì dù vết thương đã lành. Nhưng cánh tay đó còn yếu lắm. Đi làm ngay không được đâu.

Cầm mấy triệu bạc trên tay, Hai tần ngần:

- Sao anh đưa cho em nhiều quá vậy.

Sinh làm bộ trợn mắt.

- Cho vay chứ không cho đâu mà nhiều mới ít.

Nói xong chàng cười ha hả rồi đi ra. Hai ra cửa trông theo bóng dáng người đàn ông đầy quyến rũ và nhân ái ấy mà lòng lâng lâng.

Sinh không lái xe về nhà mà đi lòng vòng dọc theo con hẻm 300 Xô Viết Nghệ Tĩnh này. Chàng cười thầm trong bụng, vì thấy đây hoang vu và dân cư thưa thớt quá. Nhất là những vũng nước nhấp nhô toàn dừa nước mọc tràn lan. Con lộ chỉ rộng đủ cho một chiếc xe ba bánh di chuyển. Nếu có xe đi ngược chiều, chắc chắn một bên phải táp vô lề cỏ để cho xe kia vượt qua. Có lẽ cũng vì vậy mà con đường này ít người qua lại.

Thế mà mấy bữa trước, bà Xuân cho chàng hay; chồng bà nói khu này sẽ là đất vàng. Vì vùng này sẽ được qui hoạch và con hẻm này sẽ được nới rộng ra mười mét, nối ra xa lộ, trải nhựa để xe hơi có thể lưu thông hai chiều. Có lẽ đây là bí mật mà bà Xuân cố tình sì ra cho chàng biết để trả ơn cho việc chuyển tiền cho con bà bên Mỹ. Như vậy thì nhất định phải cướp thời cơ. Đánh nhanh, đánh mạnh, chứ còn chờ tới bao giờ nữa.

Điều lý thú nhất là hai tuần trước, chàng dò tập giấy số Hai bán cho chàng. Sinh đã trúng lớn. Có lẽ chàng là người phá kỷ lục trúng số lớn ở Sài gòn từ trước tới nay. Phải chăng chàng có ông Thần Tài độ mạng. Năm ngoái trúng loto ở Mỹ mấy triệu đô la. Năm nay trúng xổ số đặc biệt tại Việt Nam. Chàng nhớ hôm mở chương mục ở ngân hàng. Cô thu ngân đã trợn mắt, há miệng, thiếu điều muốn la lên khi thấy số tiền chuyển vô tới gần hai chục tỷ đồng. Cầm tấm ngân phiếu mà cô ta không dám tin ở mắt mình. Thế là hôm ấy chàng được cô ta đẫn vào gặp ngay ban Giám Đốc ngân hàng. Tại đây chàng phải ngồi hơn tiếng đồng hồ nghe các ngài ấy tường trình về các dự án đầu tư của ngân hàng. Và cam đoan danh tánh cũng như chương mục của chàng được bảo mật tuyệt đối, chỉ ngoại trừ tòa án mới có thẩm quyền biết được danh tánh chàng. Tuy nhiên, cho dù tòa án thì luật lệ hiện hành cũng bắt buộc tòa phải qua nhiều thủ tục pháp lý nghiên ngặt thì ngân hàng mới được phép trao đổi thông tin mà thôi.

Với số tiền đó bây giờ, và điều tiết lộ của bà Xuân. Sinh thấy mình nhanh tay thì có mua hết đất trên con hẻm này vẫn còn dư tiền. Nhưng nếu chờ cho có nghị quyết thi hành qui hoạch thì chưa chắc gì có đất để mà mua. Mà có mua được thì giá cả cũng trên trời dưới đất.

Biết vậy nên chàng nhất định phải dùng tay cô nàng bán giấy số lai Mỹ đen này khống chế nơi đây. Mấy hôm trước, Hai đã than với chàng là chắc phải bán mảnh đất cho nhà chùa khi lành bệnh. Vì còn phải trả nợ và có tiền để sinh sống nữa. Sinh đã hỏi nhà chùa trả giá bao nhiêu. Nàng cho biết đòi năm cây. Nhưng nhà chùa chỉ xin mua với giá hai cây mà còn nói cho trả góp. Hai nói nếu như vậy thì làm gì có tiền mướn nhà và bốc mộ má đem thiêu.

Sinh đã cũng nói nửa đùa nửa thật. Nếu chàng mua với giá năm cây. Lại cất nhà cho nàng ở đó giữ mộ má và nuôi bà ngoại thì nàng có chịu không. Hai đã cười như nắc nẻ nói: “Nếu vậy thì em theo anh luôn”.

Sự thực thì điều này đâu có gì quá đáng. Làm như vậy chàng mới chính là người hưởng lợi, vì tiết lộ của bà Xuân; cho chàng biết mấy bữa trước đó; Đây là đất vàng. Miếng đất của Hai hơn một mẫu, mà chiều dài hơn ba mươi thước. Chiều ngang tiếp cận với mặt đường cả mấy trăm thước. Nếu mua miếng đất này, mai mốt trở thành đất vàng thì chàng có cả trăm tỷ chứ không chơi. Dù cho có bị cắt một ít thì chiều dài vẫn còn gần ba mươi thước. Dư sức phân lô làm nền bán đất, cất nhà với giá trên trời. Chỉ sợ lúc ấy tranh nhau mua không có đất mà bán thôi. Tuy nhiên, cũng theo bà Xuân thì nghị quyết này ít nhất phải chờ ba hoặc bốn năm nữa mới ký để thi hành, nên bà cũng không mặn mà lắm với chương trình đầu tư lâu dài đó. Vì còn nhiều chỗ ngon hơn.

Đối với Sinh thì đó là cơ hội ngàn năm một thuở. Các quan chức, cán bộ có quyền, có thế, họ ăn trên đầu dân đen chứ chàng là cái thá gì. Các ngài đó chê thì mai mốt xem mửu nào cắn mửu nào. Ăn thua ở thằng nào trường vốn thôi.

Trời chạng vạng tối Sinh mới về tới nhà. Chàng biết chắc là Hồng thế nào cũng chờ chàng về ăn cơm chung. Những hôm chàng về thật khuya, Hồng cũng vẫn ngồi chờ để được ăn chung với chàng. Dù nàng đã cho lũ trẻ ăn trước để đi ngủ sớm.

Nhưng hôm nay thực lạ lùng. Giờ này mà mấy đứa trẻ vẫn đang coi truyền hình. Còn vợ chàng đang ngồi trên phản uống nước, nói chuyện với ba cô gái tuổi khoảng hơn ba mươi. Sinh đẩy xe vào nhà.

- Anh có nhận ra mấy cô này không?

Sinh tần ngần, nhìn ba cô gái.

- Trông quen lắm nhưng không biết gặp ở đâu rồi.

- Đây là Linh, Lý và Lệ hàng xóm của mình mà anh không nhớ sao.

Hình ảnh những cô gái cháu bà cụ ở trước cửa nhà trở về trong ký ức chàng. Sinh mừng rỡ kêu lên:

- Trời đất… hồi đó bé tí teo. Bây giờ như thế này làm sao anh nhận ra được.

Lệ cười.

- Anh Sinh bây giờ cũng thay đổi nhiều quá. Tụi em nhận cũng không ra.

Sinh hỏi:

- Tụi em đã ăn uống gì chưa?

- Các cô ấy mới vừa về Sài gon hôm qua. Tới đây chờ anh từ chiều tới giờ. Em mời ăn cơm, nhưng họ nhất định chờ anh về ăn chung cho vui.

Sinh hỏi Lệ:

- Ba chị em tính về đây ở luôn hay về thăm chừng nhà thôi.

- Thưa anh tụi em kéo về đây hết rồi. Hiện đang ở nhà bà cô. Chắc anh biết bà ấy mà.

- A… cô Tư thì tôi nhớ. Nghe nói mở tiệm cơm gì ở khu Bàn Cờ phải không.

- Đúng rồi anh.

- Các cô có năm chị em mà, còn hai cô kia đâu.

- Dạ… hai đứa đó có gia đình rồi. Vợ chồng tụi nó hôm nay ở lại phụ cô Tư coi tiệm cơm.

Hồng nói:

- Anh nói chuyện với mấy cô ấy nhé. Để em dọn cơm cả nhà ăn. Đói quá rồi.

- Ừ…anh cũng đói rồi. Mấy đứa trẻ ăn chưa.

- Dạ chúng ăn rồi ạ. Xin em coi TV một lát rồi đi ngủ.

Sinh nhìn ba cô hàng xóm.

- Còn các cô lập gia đình chưa.

Lý cười hì hì.

- Tụi em đứa nào cũng lấy chồng hết rồi. Nhưng các anh ấy đi bán muối cả rồi.

Sinh ngạc nhiên.

- Sao vậy?

- Chồng chị Lý và chồng em chết trận bên Cambochia. Còn chồng chị Linh bị bệnh, chết ở khu Kinh Tế Mới.

- Vậy bây giờ tụi em tinh kéo về Sài gòn sống hết à.

- Dạ, cô Tư già rồi, hơn nữa nhà chỉ có ba mẹ con nên muốn tụi em về giúp cô ấy.

- Các em có tính về đây ở không. Hay là ở luôn nhà cô Tư.

Linh trả lời Sinh.

- Chắc tụi em ở nhà cô Tư luôn. Bởi vậy nghe bác Thành nói, anh vừa mua luôn một lúc ba căn nhà, nên tụi em cố ý chờ anh về, hỏi xem anh có muốn mua luôn nhà tụi em không?

Sinh cười.

- Thú thực mua nhà bà Mười là muốn giúp bà ta thôi. Phá đi rồi vẫn để đất trống, chưa biết làm gì. Còn căn này mua cho Hồng ở. Căn nhà của tôi ở lúc trước, mua vì coi nó tang hoang quá, nên muốn mua sửa lại cho đỡ tủi ấy mà. Nhưng các cô nhất định muốn bán căn nhà của các cô. Chắc tôi cũng có thể mua được. Vì mua căn nhà của các cô thì cả khu phía trong hẻm này thuộc về tụi tôi rồi. Rào luôn phía ngoài không cho ai vô nữa thì thật yên tĩnh.

- Nhà tụi em rộng nhất trong hẻm. Nó bằng nhà anh ở trước và nhà bác Tân cộng lại. Vậy anh tính trả tụi em bao nhiêu.

Sinh cười hì hì,

- Mà các cô về Sài gòn rồi mà còn định bán nhà sao.

- Dạ…tụi em bàn kỹ với nhau rồi. Nhất định phải bán.

- Tôi mua nhà này ba cây. Nhà cũ của tôi hai cây. Nhà các cô bằng hai căn nhà cộng lại thì các cô tính thế nào.

- Tụi em cũng tính bán năm cây. Nhưng anh đã nói thế thì cho công bằng. Tụi em bán cho anh bốn cây cũng được.

Lúc ấy Hồng vừa bưng mâm cơm ra.

- Có cơm rồi…có cơm rồi, dùng cơm đi quí vị, rồi muốn nói gì thì nói.

Sinh cười khà khà, nói:

- Đúng đó, ăn no rồi nói cái gì cũng được.

Lý nhìn mâm cơm kêu lên.

- Trơi ơi…Chị Hồng định làm tiệc đãi tụi em đó à.

Hồng mỉm cười.

- Tiệc gì mà tiệc. Làm cơm dở là anh Sinh chê liền đó. Không như tụi mình ăn cơm ở Khu Kinh Tế Mới đâu.

- Nhưng mà coi kìa; Thịt bò kho, Gà hấp cải bẹ xanh lại còn tô canh tổ chảng bào ngư nấm đông cô thì không phải là tiệc sao.

Sinh cười hì hì.

- Thôi, mời các cô dùng. Đừng có thắc mắc nữa.

Hồng bới cơm cho mọi người. Lý lắc đầu, hình như cô ta vừa nuốt nước miếng.

- Sống thế này thì đế vương thật.

Bữa cơm thật vui vẻ. Sinh nhìn Lý hỏi:

- Sống ở Khu Kinh Tế Mới tệ lắm sao mà mọi người tuôn về đây hết vậy. Nghe nói chính chủ giúp đỡ nữa mà.

Lý cười hì hì.

- Dạ chính phủ giúp đỡ lúc ra đi vé xe đò. Mỗi người được một cái cuốc và một cái xẻng. Mỗi hộ cũng được 700-900 đồng để dựng nhà ở, 100 đồng đào giếng. Một đồng mỗi ngày nếu đau ốm, không lao động được; 50 xu mỗi ngày tiền thuốc khi bệnh; 150 đồng để mai táng nếu chết. Còn mỗi tháng được mua 16 ký gạo nữa. Tất cả cái khác đều phải mua bằng tem phiếu ở Hợp Tác Xã. Đổi lại người dân mỗi người phải làm tám tiếng cho Hợp Tác Xã không có lương. A… mà mỗi hộ cũng được cấp 700 mét vuông đất để canh tác tự do.

Sinh trợn mắt nói:

- Bộ chơi cha sao bắt ép người ta quá vậy. Cấp 700 mét vuông đất lại phải làm không công tám tiếng một ngày. Lúc ấy mệt bở hơi tai còn làm được cái gì nữa mà canh tác.

- Bộ chị Hồng không nói với anh sao.

- Hồng nói ở đó sống như tiên.

Hồng phát mạnh vô vai Sinh,

- Cái anh này xạo vừa vừa thôi nhé. Các cô nghe anh ấy là đổ thóc giống ra mà ăn đó.

Lý cười.

- Bởi vậy chị Hồng mới đem hai đứa con chạy một nước về Sài gon trước tụi em phải không.

Lệ cũng nói:

- Dân chúng ở Kinh Tế Mới thi nhau kéo về chỗ cũ nhiều lắm. Chỉ tội cho họ, trở về rồi không nơi nương tựa, sống lay lất khắp nơi, thiếu thốn cùng cực. Nhưng vẫn còn tốt hơn ở lại Kinh Tế Mới nhiều.

Linh nói:

- Từ nãy tới giờ nói chuyện tào lao hoài. Bây giờ em hỏi thực. Anh Sinh có tính mua nhà tụi em không.

Sinh gật đầu cười hì hì.

- Mua…mua chứ. Nhưng các cô bao giờ bán.

- Nếu anh nhất định mua. Tối nay tụi em ngủ tại đây. Sáng mai mình kéo nhau lên quận làm giấy tờ xử dụng đất và làm sổ Đỏ luôn.

Hồng hỏi:

- Các cô ấy tính bán bao nhiêu hả anh?

- Giá là năm cây, vì căn nhà này lớn bằng cả căn của em và căn của anh ở cũ cộng lại. Nhưng các cô ấy nói chỉ lấy tụi mình bốn cây thôi.

- Rồi anh có muốn mua không?

Sinh cười hì hì.

- Mua được căn này thì tốt lắm. Vì tụi mình sẽ làm cánh cửa ngăn giữa đường, nối từ cuối nhà chú thợ may và cuối nhà bác Thành. Như vậy nhà mình sẽ biệt lập với bên ngoài. Chúng ta có cái sân thật lớn giữa bốn căn nhà này.

- Nếu được như vậy, mấy đứa nhỏ có chỗ chơi mà mình không phải lo chúng đụng độ với con lối xóm, phải không anh.

Sinh nhìn mấy cô hàng xóm mỉm cười, hỏi:

- Các cô có năm chị em mà bán bốn cây thì chia chác làm sao.

Linh cười lớn làm hai đứa em cũng cười theo.

- Bộ anh muốn trả tụi em luôn năm cây để tụi này dễ chia chác hả?

- Con gái lớn của anh bên Mỹ nói; Hồi đó anh đi khỏi, không liên lạc được với gia đình, nên tụi nó sống rất khó khăn. May mà có tụi em bên cạnh, nên nhiều khi vay mượn cũng đỡ khổ. Bởi vậy bây giờ các em trong hoàn cảnh này, anh lại nỡ ép giá tụi em hay sao. Sống phải biết trước biết sau chứ. Như vậy anh chịu mua nhà tụi em với giá năm cây có được không.

Cả ba cô gái đều ngây người. Ai cũng tưởng Sinh sẽ kỳ nèo bớt giá. Ai ngờ chàng lại cho thêm. Linh nói nho nhỏ:

- Anh nói thực sao.

- Không lý anh xạo với tụi em à. Tối nay các em ngủ trên tấm phản này đi. Anh biết nhà tụi em mục nát, bụi bậm ngủ không yên đâu. Sáng mai dậy sớm, chúng mình đi ăn phở rồi lên quận làm giấy bán nhà.

Linh run run nói:

- Bây giờ em mới nói thực với anh chị. Chắc chị Hồng cũng biết rồi. Chúng mình không thế nào sống ở vùng Kinh Tế Mới được. Ai có cơ hội là vọt liền. Tụi em cũng vậy. May mà có bà cô còn trụ được ở đây. Lại gặp lúc tiệm cơm của cô ấy neo người, nên muốn tụi em trở về ở đó giúp cô ấy. Cơ hội này tụi em không đi còn chờ tới bao giờ nữa. Nên hai hôm trước tụi em mới kéo hết về đây.

Nhưng thật không ngờ, tiệm cơm của cô em cũng không khá gì. Nợ trước, nợ sau. Hôm qua chủ nợ còn tới làm dữ. Bởi vậy tụi em quyết định phải bán nhà để có tiền trả nợ cho bà cô. Đồng thời còn dư chút đỉnh, hùn vô tiệm, dự định buổi tối bán thêm sò, ốc cho dân nhậu. Món này đang ăn khách lắm. Lúc đầu tụi em bàn; Ai muốn mua nhà ba bốn cây cũng bán. Ai ngờ anh chịu mua với giá năm cây thì thụi em đỡ khổ rồi.

Sáng hôm sau, cả đám kéo nhau đi ăn phở rồi lên quận làm giấy tờ.

Để mọi người đứng chờ bên đường. Sinh tới điện thoại công cộng gọi cho bà Xuân nhờ giúp đỡ. Bà ta nói:

- Bây giờ chú ở đâu.

- Dạ, thưa chị tụi em đang đứng trước cửa nơi làm giấy tờ trên quận ạ.

- Vậy thì chú chờ tôi khoảng nửa tiếng tôi sẽ tới đó lo cho.

Đúng nửa tiếng sau. Bà Xuân đi xe của chồng tới gặp tụi Sinh. Cả đám theo bà ta vào trong. Bà Xuân đem hồ sơ của Sinh vô tận văn phòng phía trong một lúc rồi trở ra nói:

- Xong rồi. Tụi em chờ ở đây mấy phút nữa tụi nó lo hết cho. Bây giờ chị phải đi về có công chuyện khác. Lúc nào rảnh chị tới gặp em.

Chỉ năm phút sau, một nhân viên ra ngoài mời đám Sinh vô ký giấy tờ. Cả sổ Đỏ cũng đã làm sẵn và sang tên, đóng dấu hẳn hoi. Mọi người không ngờ chưa đầy nửa tiếng mà việc làm giấy tờ mua nhà đã hoàn thành.

Lệ hỏi Sinh:

- Cái bà lúc nãy là ai mà em thấy bà ta đi xe công an hả anh.

Sinh cười.

- Thì đi xe công an là công an chứ là ai nữa mà em hỏi.

- Chắc bà ta phải làm lớn lắm phải không anh. Em thấy nhân viên ở đây ai thấy bà ta cũng đứng dậy chào thì biết rồi.

Sinh cười hì hì.

- Thì tụi em vô họ cũng chào mà.

Lệ vẫn còn thắc mắc.

- Anh quen bà ta hả.

Sinh cười lớn hơn.

- Không quen.

Lệ đập mạnh vào tay Sinh.

- Cái anh này lúc nào cũng rỡn được.

Sinh hỏi:

- Bao giờ thì tụi em mở quán bán sò, ốc.

- Có tiền, có chỗ sẵn rồi chắc một hai bữa là cùng anh ạ. Lúc đó mời anh lại nhậu nhe.

- Nhậu mà có ôm không.

Cả ba cô gái đều cười ha hả.

- Tụi em có năm đứa. Ba đứa còn độc thân tại chỗ đó. Anh muốn ôm cô nào cũng được.

- Anh ôm cả ba có được không.

Lệ lại đập vào vai Sinh.

- Sao anh tham thế.

Ngay sáng hôm sau, Sinh nhờ ông Thành thợ hồ làm hai cái cột sát sau nhà ông và nhà chú thợ may để làm cổng. Sinh cũng nói ông qua nhà Hai lai Mỹ đen mua sà bần về đổ cho cái sân lên cao một chút rồi tráng xi măng luôn. Một tuần sau, cái sân láng cóng, rộng thênh thang. Lũ trẻ lúc nào cũng đùa rỡn trong sân thật vui. Cái cửa sắt bằng lưới B.40 hàn vào mấy thanh sắt dẹp sát sạt mặt đất. Bởi vậy Sinh mua hai con chó con mà chúng không chui được ra ngoài được.

Cũng trong thời gian này. Hồng và Bình là hai người sung sướng nhất. Vì Hồng được Sinh mua cho chiếc xe Honda Dame mới tinh, nàng có thể đi chợ và chở con đi dạo phố bất cứ lúc nào. Còn Bình có xe lăn, nên nàng không phải bò dưới đất nữa, lúc nào Bình cũng ngồi trên xe lăn, rạo khắp nơi trong nhà, ngoài sân một mình. Bình lứu lo hát cả ngày. Tuy nàng nói năng như con nít, nhưng bắt chước các ca sĩ trên TV hát thì Bình hát rất chuẩn. Nàng nhớ lời bài hát cũng rất nhanh. Mặc dầu Bình không biết chữ. Thấy vậy Sinh mua cho Bình cái đàn guitar và sáng sáng chở nàng đi học đàn. Bình quí cái đàn đó còn hơn cả mạng sống của mình. Lúc nào nàng cũng máng nó trên xe lăn và chơi đàn bất cứ lúc nào. Bởi vậy chỉ mấy tháng sau, nàng đã đàn giỏi không thua gì một nhạc công biểu diễn trên sân khấu.

Sau sân nhà bà Mười, Sinh cho đóng một cái chuồng gà, nuôi được cả mấy chục con. Chuồng có ba tầng, khung bằng cây lấy ở mấy căn nhà vừa rỡ xuống. Mái chuồng gà lợp tôn. Đáy hai chuồng trên được lót tôn để cho gà không ỉa trên đầu nhau. Cái tôn lót đáy ấy được làm thoai thoải vào bên trong, nên phân gà thỉnh thoảng được xịt nước rất sạch sẽ. Đây là công việc hàng ngày của Hồng ngoài đi chợ và săn sóc con cái. Nàng rất thích thú với cái chuồng gà hiện đại này. Nhất là ngay bên hông nhà, Sinh mướn một công ty tới khoan cái giếng nước thật sâu. Bởi vậy nước trong nhà Sinh dùng thoải mái, không bao giờ lo thiếu nước.

Hết Hè, nơi cư ngụ của vợ chồng Sinh coi như hoàn hảo. Cuộc sống trôi qua hàng ngày thật êm ả và hạnh phúc. Chiều nào ăn cơm xong, Hồng và Sinh cũng trở mấy đứa nhỏ đi vòng vòng dạo phố. Sinh để Bình ngồi phía trước, hai tay nàng vịm vào tay lái. Còn Bưởi ngồi phía sau ôm chặt lấy bụng Sinh. Hồng thì cho đứa con nhỏ đứng trước, hai tay nắm lấy tay lái. Còn con lớn ngồi đằng sau ôm lấy bụng nàng. Trong hẻm không còn được chiêm ngưỡng đoàn rước tùng dinh với anh chàng cõng cô bé liệt hai chân và cô nàng nắm tay một đám trẻ ra đầu hẻm gọi Taxi nữa.

Trong mấy tháng nay, Hai đã giúp Sinh mua được mấy lô đất nữa. Cả chiếc nhà có ao rau muống bên cạnh nhà Hai cũng bán cho chàng. Gia đình này có lẽ không chịu nổi mùi hôi thối từ bãi rác bên nhà Hai càng ngày càng bốc mùi dữ dội, nên thấy Sinh muốn mua nhà và ao rau muống của họ nên rất mừng, kêu chàng bán liền. Đó là chưa kể bốn năm căn cuối con hẻm này cũng đã bán cho Sinh rồi. Bởi vì tới đó là ngõ cụt. Con đường hẻm 300 Xô Viêt Nghệ Tĩnh tới đây không có lối đi nữa, vì bị một con lạch lớn dơ bẩn chắn ngang dù bên kia đường là Xa lộ.

Sáng sớm hôm nay Sinh lại tới tìm Hai để đi lòng vòng, coi có căn nhà nào muốn bán ở hẻm này là chụp mua liền. Chính Hai cũng không biết tại sao Sinh lại mua nhiều nhà đất ở cái hẻm hôi thối và dơ bẩn này như vậy. Nhưng nàng cũng chiều Sinh, làm việc hết mình vì Sinh quá tốt với mình. Hàng ngày nàng la cà dọ dẫm lối xóm xem có ai muốn rời đi là gạ gẫm mua lại nhà họ ngay. Ở khu này hoang vu nên nhà nào vườn tược chung quanh cũng rộng thênh thang, dù căn nhà của mọi người đều lụp sụp và lọt hẳn trong khu vườn của họ. Điều này lại càng hấp dẫn Sinh hơn bao giờ hết. Vì chàng biết rằng; mua xong bất cứ căn nhà nào ở hẻm này đều phải phá đi, chứ không dùng được. Mục đích của chàng là đầu tư vào miếng đất của họ mà thôi.

Bởi vậy, mua xong chỗ nào Sinh cũng cho phá ngôi nhà đó đi, làm hàng rào cẩn thận và cho trồng chuối khắp nơi mua được. Đây cũng là một cách che mắt mọi người để tưởng chàng mua đất để làm trang trại.

Vừa đậu xe trước cửa nhà Hai. Sinh thấy lạ lùng vì có nhiều người lấp ló trong nhà, ngoài sân. Chàng thấy có cả mấy ông thầy chùa đang tụng kinh inh ỏi. Linh tính cho biết có chuyện chẳng lành. Chàng dựng xe đi nhanh vào nhà. Chàng nhìn thấy ngay xác bà ngoại Hai được đặt nằm ngay ngắn trên giường. Mấy ngọn nến lung linh trong căn nhà ẩm thấp.

Hai nhìn thấy chàng mếu máo, vội vàng chạy ra đón.

- Ngoại em mất sáng hôm qua. Muốn cho anh hay mà không biết anh ở đâu nên đành chịu. May qúa bây giờ anh tới rồi.

- Tại sao ngoại em mất vậy.

- Bấy bữa trước thấy ngoại ho dữ dội. Em chở ngoại đi nhà thương. Bác sĩ nói trễ rồi. Ngoại bị nám cả hai lá phổi và còn có nước trong phổi nữa. Mấy cô y tá nói nhà cất trên đống rác đó chết là đúng rồi.

- Bao giờ em tính chôn.

- Nói thật với anh. Cái xui tới không biết đâu mà nói. Lúc đưa ngoại vô nhà thương. Em định ra ngoài mua cái gì cho ngoại ăn, lại bị chúng giựt ngay cái bóp trước cửa bệnh viện. Mất hết không còn đồng xu dính túi. Kể cả mớ giấy số chưa kịp đi bán. Hốt hoảng chạy vô trong lại nghe tin ngoại qua đời.

- Vậy ai đưa ngoại về đây.

- Nhà thương chở xác ngoại em về.

- Bây giờ em tính sao.

Hai mếu máo.

- Bây giờ em chỉ còn biết bó chiếu đem ra sau hè, chôn bên cạnh mộ má em thôi. Mấy người lối xóm cũng có quyên góp chút ít, nhưng đâu có đủ tiền mua quan tài.

Sinh vỗ nhè nhẹ lên vai Hai.

- Em đừng lo chuyện đó. Để anh lo hết đám tang này cho em. Có nhà quàng nào tới đây không.

- Dạ…có, có cái ông mặc áo sơ mi đen đứng ngoài cửa kia kìa. Lúc nãy có tới hỏi em. Sau khi em nói hoàn cảnh của em, ông ta lắc đầu và đang định đi về đó anh.

Sinh buông Hai ra. Chàng vội vàng tới nói chuyện với ông nhà quàng vừa leo lên xe định nổ máy. Nghe chàng nói chịu mọi chi phí cho đám tang. Ông ta mừng lắm. Theo chàng vô nhà gặp Hai ngay. Mọi việt tang lễ sẽ do nhà quàng lo từ A tới Z. Kể cả giấy tờ khai tử và chôn cất. Màn phướng, cờ quạt đầy đủ. Thế là ngay trưa hôm ấy quan tài được khênh tới. Lại có người tới đào huyện ngay sát mộ mẹ của Hai đã chôn ở đó trước cả mấy năm rồi. Nhân cơ hội này, mộ mẹ của Hai cũng được xây lại. Khu này cách xa trung tâm thành phố, hoang vắng, toàn ruộng nương nên chẳng ai thắc mắc gì về việc chôn cất này.




6 views0 comments

Comments


bottom of page