top of page
Writer's picturehungson1942

NGƯỜI VỢ MA # 3

Updated: Jul 26, 2022


NGƯỜI VỢ MA # 3


Chương Ba

Sinh thức dậy không còn thấy Hồng nằm bên cạnh mình nữa. Chàng uể oải vươn vai, nghĩ tới những ái ân đêm qua với Hồng mà lòng còn lâng lâng lưu luyến. Mặc dù biết chắc chắn suốt quãng đời còn lại của mình sẽ không bao giờ mất nàng. Bộ ngực không lớn lắm, nhưng chắc nịch và căng tròn làm chàng ngây ngất suốt đêm không ngủ được. Nhất là bờ môi ấm áp, với chiếc miệng nho nhỏ xinh xắn của Hồng đã làm chàng cong cớn tới run rẩy cả xác thân.

Sinh bước xuống lầu đã thấy nàng pha sẵn cà phê để trên bàn. Thấy chàng nàng cười như hoa nở.

- Anh thức dậy rồi à. Em phải thức sớm để sửa soạn cho bố em về Khu Kinh Tế mới từ tờ mờ sáng. Bố em gửi lời cám ơn anh và hứa tới thứ Hai hoặc trễ lắm là thứ Ba, sẽ đưa vợ chồng chú chủ nhà anh ở cũ lên đây gặp anh.

Sinh ngáp một cái thực dài.

- Ngủ một giấc đã quá, không còn biết trời trăng gì nữa.

- Anh đi rửa mặt cho khỏe, rồi ăn sáng. Em pha cà phê cho anh rồi đó.

Mấy đứa nhỏ đang chơi trước sân nhà cũng chạy lại bên Sinh.

- Bố thức dậy rồi hả bố.

- Sáng nay có đi ăn phở nữa không bố.

Bình cũng ở trong phòng bò ra, cô nàng không biết nói gì chỉ cười hì hì. Con nhỏ Bưởi liến thoáng.

- Chị Bình đi ngủ nhất định không chịu cởi đồ mới ra đó bố.

Bình ngửa mặt lên nhìn em, cãi:

- Đồ đẹp chứ bộ.

Sinh bước tới, ngồi xuống bên Bình, đưa tay ôm lấy nàng.

- Cho chú làm vợ một con một chút xíu nhé.

Bình mừng rỡ ôm chầm lấy Sinh, nàng gục đầu vô ngực chàng, thì thầm:

- Con thương chú quá hà.

Sinh buông Bình ra, quay qua nói với Hồng:

- Để anh rửa mặt rồi chúng mình đi ăn bánh cuốn nhé.

Hồng mỉm cười gật đầu nhè nhẹ. Mắt nàng nheo lại nhìn Sinh thật tình tứ. Trong khi mấy đứa nhỏ nghe Sinh nói đi ăn sáng đều reo hò vui mừng.

Hồng nói:

- Vậy các con thay quần áo mới rồi đi ăn sáng với bố.

Sinh rửa mặt xong, tất cả mọi người đã sẵn sàng chờ chàng ở phòng ngoài. Chàng kéo Hồng vô phòng trong. Hồng không biết Sinh định bảo nàng làm gì, nhưng cũng im lặng theo chàng ngay. Sinh khép cửa phòng lại, ôm chầm lấy Hồng, ghì chặt thân thể nàng vào mình. Đôi môi nho nhỏ của Hồng lọt hẳn vào chiếc miệng tham lam của Sinh. Bàn tay chàng rà nhẹ trên khuôn ngực của người tình bé bỏng. Hồng chỉ còn biết ngửa mặt, nhắm mắt lại, ôm chặt lấy chàng hưởng thụ những ân ái nồng nàn trong buổi sáng ngọt ngào đầy hương vị.

Có lẽ mặt trời đã lên cao. Chỉ vài phút sau, người trong xóm đã thấy cái đám rước ồn ào của một bầy con nít và hai vợ chồng Sinh kéo nhau ra ngoài đường đón Taxi. Mấy ngày nay mọi người đều để ý, cứ buổi sáng hay chiều tối lại thấy một người đàn ông cõng theo một cô gái bại liệt hai chân, cùng một thiếu phụ đắt ba đứa trẻ ồn ào ra phố.

Tiệm bánh cuốn sát ngay chợ Phú Nhuận đông nghẹt người. Đám Sinh và Hồng phải chờ một lúc mới có bàn cho hai vợ chồng và mấy đứa nhỏ.

Sau khi ăn sáng , Sinh nói:

- Hồng à, anh sẽ đưa mấy đứa trẻ về nhà để chờ người ta giao tủ lạnh. Còn em đi chợ với con Bưởi mua đồ ăn nhé.

- Dạ…thưa anh. Nhưng hôm nay anh muốn ăn gì để em biết mà đi chợ.

Sinh âu yếm nhìn Hồng.

- Anh muốn thưởng thức tài nấu bếp của em, nên tùy em muốn nấu nướng làm sao cũng được.

Hồng mỉm cười

- Em nấu ăn dở lắm đó.

Bé Hà ngồi cạnh Hồng nhìn bố nói:

- Mẹ nấu cơm ngon lắm đó bố.

Sinh hỏi:

- Con thích mẹ nấu món gì nhất.

Bé Hiền nói thật nhanh như sợ em nó nói trước.

- Nếu có gạo nấu cơm, mẹ nấu cái gì cũng ngon hết. Còn ăn cháo hoài ngán lắm.

Sinh xoa đầu con.

- Bố sẽ mua gạo cho mẹ nấu cơm hoài. Con đừng lo.

Nói xong Sinh trao tiền cho Hồng đi chợ. Nàng trợn mắt nói:

- Làm gì đi chợ mà anh đưa em nhiều tiền như thế này.

- Em cứ giữ đi, muốn mua gì cũng được. Hơn nữa, còn tiền tiêu pha cho mấy đứa nhỏ và những thứ gì còn thiếu trong trong nhà nữa chứ.

Hồng lắc đầu.

- Dù như vậy cũng làm gì mà tới năm triệu. Anh có biết cả gia đình em làm cả tháng ở Kinh Tế Mới chưa được tới năm triệu không.

Sinh cười hì hì.

- Đây là Sài gòn chứ không phải Kinh Tế Mới.

Hồng liếc chồng một cái thực sắc và tình tứ. Nàng cẩn thận nhét tiền vào túi áo trong.

Sinh ngồi xuống cõng Bình, nắm tay hai đứa nhỏ ra ngoài kêu xe Taxi trở về nhà. Còn Hồng dắt Bưởi đi vô chợ. Có lẽ hôm nay thứ Bẩy nên chợ thật đông. Người ta chen chúc mua bán. Nàng phân vân không biết hôm nay phải nấu món gì cho Sinh vừa miệng.

Ở đây thịt cá ê hề. Tiền thì nhất định không thiếu rồi. Nàng không ngờ Sinh rộng rãi như vậy. Chẳng bù với những ngày sống ở Kinh Tế Mới. Đi chợ phải tính từng đồng. Mua mấy lạng thịt cũng phải đắn đo suy nghĩ thật kỹ, xem nấu với cái gì để cả nhà đủ ăn cả tuần. Còn thường thì chỉ có rau luộc, chấm nước muối, dầm thêm trái cà tô mát và pha thêm chút nước mắm cho có mùi vị. Hôm nào dư giả lắm luộc thêm trái trứng bỏ vô nước chấm là cả nhà vui rồi. Đó là hôm nào có đủ tiền mua gạo nấu cơm, còn ăn cháo là chuyện bình thường.

- Dì Hồng ơi, hôm nay mình có mua thịt heo nấu cơm không hả dì.

Hồng cười.

- Nấu cơm cho bố ăn thì nhất định phải có thịt heo rồi. À… con có ăn thịt kho tầu bao giờ chưa hả Bưởi.

- Con chưa được ăn món đó bao giờ. Nhưng con thấy người ta bầy ở trong quán cơm ngoài phố hoài. Có phải món đó nấu thịt heo với trứng không dì. Món đó chắc ngon lắm phải không dì.

- Ừ…lâu lắm rồi dì cũng không được ăn món đó. Vậy hôm nay mình nấu thịt kho tầu nhé.

Bưởi vui mừng, nắm chặt tay Hồng.

- Dạ… con thích lắm đó dì.

Loay hoay cả tiếng đồng hồ, hai dì cháu đã mua đầy giỏ đi chợ. Nàng mua cả ký thịt heo, hơn chục trái trứng và cả một con cá bông lau thật bự cùng nhưng đồ lặt lặt như mắm, muối, tương, ớt. Nàng thích nhất là mua được một chiếc mâm đồng, hơi cũ một chút nhưng thật đẹp. Có lẽ gia đình nào đó cần tiền phải bán đi chăng. Hôm nay Hồng tính nấu canh chua cá bông lau, thịt kho tầu, rau muống xào thịt bò. Nàng cũng không quên mua hai con gà mái để ngày mai làm thịt. Hồng có cảm tưởng như nàng đang sửa soạn nấu một bữa tiệc trong ngày Tết. Tự nhiên Hồng thấy chua xót cho cuộc sống của cha mẹ và các em ở vùng Kinh Tế Mới. Mắt nàng cay cay, đi nhanh ra khỏi chợ, gọi xe cyclo trở về nhà.

Xe đậu ngay trước cửa nhà. Hai dì cháu khệ nệ xách hai giỏ đồ ăn vô trong. Hồng choáng người khi nhìn thấy chiếc tủ lạnh khổng lồ kê ngay góc nhà. Nó có hai cửa, loại tủ lạnh này nàng chỉ thấy ở các nhà hàng lớn, chứ chưa thấy tư gia nào dám dùng nó. Nàng la lên.

- Anh ơi…anh mua làm gì chiếc tủ lạnh lớn kinh khủng như thế này.

Sinh cười hề hề,

- Anh thấy họ đang khuyến mãi, nó cũng không đắt hơn tủ lạnh một cửa là bao nhiêu. Lại có máy làm nước đá. Ngăn đông lạnh cũng riêng biệt ở phía dưới. Như vậy mình có thể để thịt cá lâu hơn một chút, em khỏi phải mất công đi chợ hàng ngày. Mà trời nóng, các con còn có nước đá uống thoải mái nữa.

Hồng ôm lấy Sinh, nàng hôn mạnh lên má chàng. Hạnh phúc tràn đầy trong lòng người thiếu phụ trẻ.

- Em à…Bây giờ em làm cơm, coi mấy đứa trẻ. Anh phải lên Sài gon có vài chuyện cần làm.

Hồng âu yếm buông Sinh ra.

- Dạ… anh về sớm ăn cơm nhé anh.

Sinh hôn nhanh lên môi nàng.

- Nhất định anh phải về trước 12:00 giờ trưa để thưởng thức tài nấu ăn của vợ anh chứ.

Nói xong Sinh đi ngay. Chàng nhớ tới Hai, không biết cô nàng lai Mỹ đen bệnh tình bây giờ ra sao. Chàng muốn gặp cô ta ngay, vì chắc chắn cô ta rất nóng ruột, muốn biết tình trạng bà ngoại của cô ấy như thế nào. Chàng kêu xe ôm chở mìng tới bệnh xá chỗ Hai được cấp cứu. Sau khi đi mua đồ ăn cho cô ta và bà ngoại cô ấy.

Vô tới phòng bệnh. Sinh nhìn thấy Hai đang được tiếp máu và nước biển. Bịch máu cũng sắp cạn. Cánh tay trái cũng đã được băng bột trắng xóa. Nhìn thấy Sinh Hai như muốn khóc.

- Anh đóng tiền bệnh phí cho em hả anh.

Sinh mỉm cười.

- Không có bao nhiêu đâu. Em đừng lo.

Hai tính ngồi dậy. Sinh giữ nàng lại.

- Em không được động đậy vì đang tiếp máu đó.

Hai hơi cựa mình.

- Mấy cô y tá nói, nhờ có anh đóng tiền bệnh phí mà em được chụp hình và băng bột liền. Cũng như tiếp máu và nước biết ngay. Nhất là được nằm phòng này chỉ có hai người. Nếu không phải nằm ở phòng mười giường rất ồn ào và phức tạp.

Sinh gật đầu.

- Hôm qua lúc đóng tiền, mấy cô ấy cũng đã có nói với anh rồi. À... anh có tới thăm ngoại em. Bà cụ đói gần chết. Anh mua cháo cho cụ ăn. Cụ làm một lèo hết loong cháo. Anh cũng mua hai hộp cơm và mấy chai nước để bên giường, để tối cụ dùng. Hôm nay anh mua cho em tô phở và thêm hộp cơm cùng mấy chai nước để chúc nữa ăn, khỏi phải ăn cơm nhà thương. Còn sau khi thăm em, anh sẽ mang thức ăn cho ngoại em.

Hai nói trong nước mắt.

- Sao anh tốt với em quá. Cái ơn này tới kiếp nào em mới trả nổi.

Sinh nắm lấy tay nàng, cười cười:

- Kiếp này trả không nổi, anh chờ kiếp sau vậy.

- Tại anh không biết. Ở đây ngườ ta kỳ thị con lai kinh khủng lắm. Nhất là em lại lai Mỹ đen nữa.

Sinh nhìn sang giường bên cạnh. Chàng thấy một người bà chân bị bó bột nằm đó, đang nhìn chàng đăm đăm. Sinh đọc được ánh mắt bà ta có nhiều thắc mắc. Sinh mỉm cười hỏi:

- Bà bị thương à, vô đây lâu chưa ạ?

Bà ấy ngồi dậy. Không trả lời câu hỏi của Sinh mà hỏi lại:

- Hình như chú là Việt Kiều hả?

- Dạ…cháu ở Mỹ.

- Tôi thấy cô này được mấy cô y tá săn đón ghê quá. Tôi bị thương, cũng đóng tiền bệnh phí đàng hoàng, mà mấy ngày sau mới được bó bột. Nhưng chỉ được truyền nước biển chứ không được tiếp máu như cô ta.

- - Dạ thưa bà, lúc trước cháu cũng là y tá. Bởi vậy cháu biết tiếp máu chỉ dành cho những người mất nhiều máu như trong trường hợp bạn cháu thôi. Chứ không phải ai cũng cần tiếp máu đâu.

Sinh không muốn bà ta thắc mắc thêm, nên nói lảng qua chuyện khác.

- Hôm nay bà có thân nhân vô thăm không ạ.

- Có…có mấy đứa con. Nhưng chắc phải chiều chúng nó mới tới được, vì đứa nào cũng phải đi làm kiếm ăn

Ngay lúc ấy, một cô y tá vô thay bịch máu mới cho Hai. Sinh hỏi:

- Thưa cô, bạn tôi bao giờ mới có thể về nhà được ạ.

Cô y tá vừa thay bịch máu cho Hai vừa nói:

- Cô này mất máu nhiều quá. Hơn nữa, mới bó bột sáng nay. Tôi e cũng phải cả tuần lễ nữa mới về được.

Sinh tới sát bên cô ta, đút nhanh mấy tờ giấy bạc vô túi áo cô ấy. Cô nàng nhình xuống tay Sinh, mỉm cười.

- Tôi xin cô vui lòng giúp đỡ bạn tôi. Cô ấy gặt sui sẻo, bị bọn cướp đánh nặng quá.

- Chú yên tâm, ở đây tụi con ai cũng làm việc hết mình mà.

- Dạ…cám ơn cô.

Chờ cho cô y tá ra ngoài. Sinh nắm tay Hai nói nho nhỏ:

- Bây giờ anh phải về đưa đồ ăn cho ngoại em. Em cứ dưỡng bệnh, đừng lo lắng gì cho bà cụ nữa. Hàng ngày anh sẽ tới coi chừng bà cụ cho em.

Hai lại ứa nước mắt, gật đầu. Nàng nắm tay Sinh thật chặt nói không nên lời.

Ra khỏi trạm y tế. Thấy còn sớm, Sinh đi dọc lên đường Trần Hưng Đạo xem có gì mới lạ không. Qua rạp chớp bóng Đại Nam, bỗng chàng thích thú vì rạp này đang chiếu phim Bạch Tuyết và Bẩy Chú Lùn. Sinh nghĩ; nếu trưa hôm nay ăn cơm xong. Chàng đưa cả nhà đi coi phim này chắc chắn bọn trẻ thích lắm. Nhưng nghĩ tới ăn cơm, Sinh để ý mấy bữa nay, mỗi lần ăn gì có cả nhà là Hồng lại phải trải chiếu trên nền nhà. Cái nền nhà tuy được tráng xi măng lau chùi sạch sẽ, không như nền đất nhà bà Mười, nhưng cũng có nhiều chỗ nứt nẻ, dơ bẩn. Chàng nghĩ ngay tới tại sao mình không mua một cái phản gỗ. Vừa để ăn cơm, vừa để có chỗ cho tụi nhỏ ngồi chơi, không phải lê la dưới nền nhà. Nhất là buổi trưa mọi người có thể ngủ nghỉ trên tấm phản thật tiện lợi.

Chàng vẫy một anh xe ôm tới hỏi:

- Anh có biết chỗ nào bán phản gỗ không.

Anh ta ngẫm nghĩ một lúc, nói:

- Cháu biết một tiệm bán đồ gỗ tại đường Hồng Thập Tự. Ở đây bán đủ thứ đồ gỗ. Nhưng không biết họ có bán phản gỗ không.

- Vậy anh cứ chở tôi tới đó coi.

Chỉ một lúc sau, Sinh đã tới tiệm bán đồ gỗ này. Chàng mừng rỡ vì nhìn thấy ngay một tấm phản gỗ ưng ý. Sinh hỏi ông chủ tiệm:

- Tấm phản này bằng gỗ gì đó hả ông?

- Dạ…Đây là tấm phản gỗ hai tấm nguyên khối Kate. Nếu chú muốn mua, chúng tôi sẽ khuyến mãi với giá rẻ và chở tới tận nhà cho chú.

- Vậy nếu bây giờ tôi mua. Bao giờ ông chở tấm phản này tới nhà tôi.

Ông chủ tiệm cười hì hì.

- Chở ngay… chở ngay bây giờ, nếu nhà chú ở trong thành phố.

- Nhà tôi gần ngã tư Phú Nhuận.

- Vậy thì bảo đảm hai tiếng nữa, tấm phản này được đưa tới nhà chú.

Sinh bằng lòng ngay và chàng trả tiền liền. Ra về mà lòng rộn lên niềm vui khôn tả, chàng nghĩ còn hai tiếng nữa, tấm phản này mới tới nhà, như vậy là chàng đủ thời gian mang đồ ăn tới cho bà ngoại Hai và trở về trước khi tấm phản được chở tới nhà. Như thế là trưa nay Hồng không phải trải chiếu xuống nền nhà để ăn cơm nữa. Chắc nàng mừng lắm.

Hơn mười một giờ trưa Sinh về tới nhà. Chàng thấy Hồng đang ngơ ngác đứng ở cửa nói chuyện với đám người muốn khênh tấm phản vô nhà.

Chàng đi thật nhanh tới và nhận ra ngay, người khênh phản tới lại là ông chủ tiệm. Sinh reo lên:

- Trời ơi…công chủ mà phải làm công việc này sao.

Ông ta cười hì hì.

- Chủ với thợ gì hả chú. Thời buổi này lấy công làm lời thôi.

Sinh nói với Hồng.

- Em dẹp chỗ cho ông chủ khênh tấm phản này vào chỗ nào đi. Nếu không họ về rồi là tụi mình bó tay. Tấm phản nặng lắm đó.

Lúc ấy Hồng mới hối hả vào nhà dẹp tấm chiếu vừa trải ra và những thứ lặt vặt quanh đó. Sinh ngắm nghía chỗ Hồng định cho kê tấm phản. Chàng rất thích, vì để ở đó, vừa gọn vừa tiện mọi bề.

- Đúng rồi, để ở đây là tốt nhất.

Hồng cười.

- Chỗ này trước 75 bố em cũng có một tấm phản như thế này, như nhỏ hơn, kê ở đây. Nhưng hồi đó bán rồi. Không ngờ anh lại mua một tấm khác thế vào chỗ này. Tấm phản này còn lớn hơn và đẹp hơn tấm phản cũ của bố em nhiều.

Ông chủ tiệm bán phản đứng gần đó cười hành hạch nói:

- Đương nhiên tấm phản này phải tốt rồi. Nó là phản gỗ hai tấm nguyên khối Kate mà. Ít có cái nào lớn như thế này sánh được với nó lắm.

Nói xong ông bắt tay Sinh ra về, trong khi lũ trẻ reo mừng, leo lên tấm phản ngồi cười đùa thích thú. Sinh không ngờ Bình cũng tự một mình leo được lên tấm phản. Nàng đu hai tay và bò lên một mình, không cần ai giúp đỡ. Tự lết vào phía trong xong, Bình cười hí hí, nhìn Sinh:

- Con giỏi quá, leo lên được rồi nè chú.

Sinh trườn mình tới gần Bình.

- Vậy thì cho chú làm vợ cháu một chút xíu đi.

Bình vẫn cười hí hí, ôm chầm lấy Sinh, rúc đầu vô ngực chàng như mọi lần.

Hồng đã bưng mâm cơm ra để trên phản. Mùi thơm của đồ ăn bốc lên ngạt ngào. Chính Sinh cũng không ngờ Hồng nấu ăn tuyệt vời như vậy. Nhất là món canh chua cá bông lau cả mấy năm nay Sinh mới được ăn lại. Còn món rau muống xào tỏi với thịt bò là sở thích của chàng mà ở bên Mỹ rất ít được ăn, vì rau muống ở Mỹ còn đắt hơn thịt bò.

Hồng bắc chiếc ghế đẩu ngồi bên ngoài phản để bới cơm cho mọi người, vì nàng không dám đặt nồi cơm lên trên phản, sợ hơi nóng của nồi cơm làm hư chiếc phản gỗ. Mồi cơm được để trên một chiếc ghế bên cạnh nàng.

Có lẽ đây là bữa cơm ngon nhất trong cuộc đời Sinh. Khung cảnh người vợ hiền cùng đàn con nhỏ ríu rít bên mâm cơm, quả là hạnh phúc tuyệt luân trong đời. Chàng vừa ăn, vừa đắm nhìn khuôn mặt hiền dịu của Hồng mà lòng rạt rào yêu thương.

Ăn cơm xong, Sinh nói:

- Bây giờ có ai muốn đi xem chớp bóng không.

Đám trẻ nhao nhao lên.

- Con muốn

- Con muốn

- Con cũng muốn

Hồng hỏi Sinh:

- Anh định đưa chúng nó coi phim gì vậy.

- A… Bạch Tuyết và Bẩy Chú Lùn.

Hồng mở to mắt nhìn Sinh thích thú.

- Đó là phim từ nhỏ tới giờ làm em thích nhất. Bây giờ người ta chiếu lại ở đâu hả anh.

- Sáng nay đi thăm Hai lai Mỹ đen, anh vô tình đi qua rạp Đại Nam, thấy rạp đang chiếu phim này. Nghĩ ngay tới tụi nhỏ, nếu chúng được coi loại phim này chắc thích lắm. Ai ngờ cũng là phim em muốn xem. Vậy còn chờ gì nữa mà không kéo nhau đi xem chứ.

Hồng nói thực nhanh.

- Đợi em đem mâm cơm xuống bếp, rửa chén đã rồi chúng mình đi.

Sinh lắc đầu.

- Em thay quần áo cho các con đi. Để anh đem mâm cơn này xuống bếp cho. Chúng ta đi coi phim xong về rửa chén cũng được mà.

- Còn đồ ăn dư làm sao hả anh.

Sinh cười.

- Em quên là chúng ta vừa mua cái tủ lạnh kia sao. Đồ ăn chưa ăn hết, bỏ vào đó là xong.

- Dạ… vậy anh giúp em dọn cơm, để em đi thay đồ cho các con.

Bưởi bảo chị.

- Chị Bình ơi, chúng mình cũng đi thay đồ mới nhé.

Bình vui mừng nói với em.

- Thay đồ mới hả. Tao thích lắm đó.

Thế là lối xóm trưa ngay lại thấy đoàn rước ồn ào của hai vợ chồng Sinh và mấy đứa nhỏ kéo nhau ra đầu hẻm đón Taxi. Có lẽ ngoài Sinh và Hồng ra, mấy đứa nhỏ chưa bao giờ được coi hát bóng. Chúng ngỡ ngàng với những hình ảnh di động trên màn hình. Nhất là loại phim hoạt hình của hãng phim Walt Disney Pictures như phim Bạch Tuyết và Bẩy Chú Lùn lừng danh từ trước tới nay.

Vừa coi phim, chúng vừa hồi hộp, thích thú, ngây ngất với nhữg tình tiết của câu chuyện. Khi đèn trong rạp bật sáng, cả đám trẻ còn ồn ào nói với nhau về những nhân vật trong phim. Đứa thích nàng Bạch Tuyết, đứa ưa chú lùn Dopey. Đứa thù mụ phù thủy. Còn Hồng ngả vào vai Sinh thì thầm:

- Anh là Hoàng Tử Bạch Mã của em đó có biết không.

Sinh quay lại hôn nhẹ thực nhanh lên môi vợ.

- Vậy thì tỉnh dậy, sống trọn đời trong lâu đài tình ái với anh nhe em.

Ra khỏi rạp, khí hậu ngoài này thay đổi đột ngột làm mọi người ngột ngạt, Nắng chói chan. Những sợi nắng trải thảm trên mặt đường như bốc khói.

Sinh thấy xe nước mía bên kia đường, chàng nói:

- Nóng quá, có ai muốn qua bên kia đường uống nước mía không.

Cả đám trẻ lại nhao nhao.

- Con muốn.

- Con muốn.

- Con cũng muốn.

Bình ôm chặt cổ Sinh, chồn tới phía trước.

- Chú Sinh…cho con uống nước mía nữa nhé.

Sinh vừa cỗng Bình vừa dắt đám trẻ cùng đoàn người vừa coi hát xong, ào ạt băng qua đường. Chàng quay lại nói với Bình.

- Bạch Tuyết của chú đương nhiên được uống nước mía rồi.

Bình thích thú nói nho nhỏ bên tai Sinh.

- Con thương chú quá hà.

Những ly nước mía với đá mát lạnh làm mọi người thật thoải mái trong cơn nắng Hè gay gắt này. Vừa uống, đám trẻ vẫn còn say sưa nói với nhau về các nhân vật trong phim. Chúng tranh nhau nói không ngừng. Bỗng Sinh vừa nhìn thấy một tấm bảng nho nhỏ gắn trên tường gần đó với hàng chữ: “Bác Sĩ Kim-Thoa chuyên trị bệnh phụ nữ và trẻ em” bên dưới là một mũi tên chỉ về phía trước. Chàng vui mừng, không ngờ lại thấy vị bác sĩ đã săn sóc cho cả gia đình mình trước 75.

Sinh nói với Hồng.

- Uống nước mía xong. Chúng ta tới thăm bác sĩ Thao một chút nghe em.

Hồng hỏi:

- Anh quen bà ta hay sao.

- Ừ… hồi đó bà ta là bác sĩ thường khám thai cho vợ anh. Không ngờ bà ấy lại đổi địa chỉ, dọn về đây.

Theo mũi tên, Sinh lần tới văn phòng bác sĩ Thoa. Cả đám ngồi ngoài phòng đợi tới lượt mình được kêu vào trong khám bệnh. Mấy phút sau, một cô y tá đi ra nhìn Sinh nói:

- Mời gia đình ông Sinh ạ.

Sinh cõng Bình và dắt đám trẻ ồn ào vào phòng mạch, Hồng lẽo đẽo theo sau. Nhìn thấy Sinh bác sĩ Thoa mừng rỡ, đứng dậy tiến về phía chàng.

- Anh Sinh đó hả, trời ơi… lâu quá rồi không gặp lại. Nghe nói anh ra ngoại quốc rồi phải không. Chị nhà…..

Nói tới đây, bác sĩ Thoa nhìn nhanh đám trẻ và Hồng, cười hì hì rồi mới nói tiếp.

- Sao… anh khỏe chứ.

Sinh biết ngay bà ta còn lạ gì vợ chàng là ai. Chàng cũng cười cười, nói:

- Dạ…cám ơn bác sĩ. Hôm nay dắt đám này tới làm phiền bác sĩ đây.

Vẩn giữ nụ cười trên môi và cặp mắt thật thân thiện, bác sĩ Thoa nói:

- Vậy sao. Ai muốn khám trước đây.

Đám trẻ thấy bác sĩ Thoa nói vậy, không đứa nào bảo đứa nào, lui lại núp sau lưng Sinh.

- Có lẽ xin bác sĩ khám tổng quát, thử máu và chụp hình phổi xem tình trạng sức khỏe của tụi này ra sao.

- Được rồi. Anh đừng lo, để tôi săn sóc cẩn thận cho mọi người.

Sinh nói với Hồng.

- Hay là em khám trước cho tụi nhỏ đỡ sợ.

Hồng “Dạ” một tiếng, tới ngồi lên ghế khám bệnh ngay. Bác sĩ Thoa bắt đầu làm hồ sơ, sau khi đặt ống nghe lên ngực và sau lưng Hồng.

- Các con thấy không, khám bệnh có gì đau đâu mà sợ.

Sinh vẫn cõng Bình trên vai. Bình chồm tới trước nói:

- Cháu không sợ đâu chú.

- Ừ…vậy con khám trước các em nghe.

- Dạ…con ngoan mà.

Bác sĩ Thoa nhìn Bình thật nhanh, mỉm cười.

- Đúng rồi, con ngoan nhất nhà. Bây giờ tới lượt con phải không.

- Dạ.

Sinh đặt Bình lên ghế khám bệnh. Nàng có vẻ thích thú được bác sĩ Thoa đặt ống nghe lên ngực, miệng cười hí hí.

Sinh nhìn đám trẻ nói:

- Đó…các con thấy không. Chị Bình ngoan để bác sĩ khám bệnh kìa, có sao đâu.

Bình nói:

- Dạ…con ngoan mà.

Bác sĩ Thoa vừa khám cho Bình vừa mỉn cười.

- Đúng rồi, con ngoan lắm.

Bình gật đầu.

- Dạ.

Chỉ vài phút sau, bác sĩ Thoa đã khám xong cho tất cả mọi người. Bà ta đưa tập hồ sơ cho Sinh, nói:

- Anh đem tập hồ sơ này sang phòng thí nghiệm ngay bên cạnh, nhờ họ thử máu và chụp hình phổi ngay đi. Hôm nay thứ Bẩy, thế nào chiều thứ Hai cũng có kết quả.

- Dạ…cám ơn bác sĩ. Nhưng bác sĩ thấy có ai cần tiếp nước biển và máu không. Tôi có thể về nhà làm được.

Bác sĩ thoa cười.

- À…tôi quên anh là y tá mà. Được chứ, anh có thể tiếp nước biển cho cô Hồng, cô Bình và bé Bưởi. Còn truyền máu phải đợi kết quả thử máu xem sao đã, không nên vội.

- Dạ…cám ơn bác sĩ.

Cái đám rước của vợ chồng Sinh lại ồn ào kéo nhau sang phòng thí nghiệm bên cạnh. Lần này thì đám trẻ la chí chóe khi cô y tá thọc mũi kim vô tay chúng lấy máu. Nhưng rồi cũng xong, và đám trẻ lại bắt đầu nói với nhau về các nhân vật trong phim Bạch Tuyết và Bẩy Chú Lùn vừa coi.

Sinh hỏi chúng:

- Các con có muốn ngày nào cũng đươc coi phim hoạt hình không?

- Dạ, muốn chú.

- Dạ, con cũng muốn.

- Dạ, con cũng muốn nũa.

Hồng nhìn Sinh nói:

- Làm sao anh đưa chúng đi coi hát hàng ngày được.

Sinh chỉ một tiệm bán đồ điện tử trước mặt.

- Em coi có được không?

Hồng hiểu ngay.

- Bộ anh muốn mua truyền hình cho chúng coi hả. Em thấy hôm nay anh tiêu nhiều tiền quá rồi đó.

Sinh cười hì hì.

- Hết tiền lại trở về Mỹ cầy lo gì.

Thế là ngay chiều hôm đó.Tiệm bán truyền hình cho nhân viên tới gắng Anten cho Sinh ngay. Có lẽ đây là chiếc TV mầu JVC 24 inh đầu tiên trong hẻm. Con nít lối xóm bu đầy nhà. Chúng ngồi bệt xuống sàn nhà coi thích thú.

Chàng không ngờ ông Thành thợ hồ, đứa con trai và vợ cậu ta ở đầu hẻm cũng sang coi ké. Trong nhà bây giờ như một rạp chiếu bóng công cộng. Kẻ ra người vô tấp nập.

Ông Thành nói với chàng.

- Nghe người ta nói, chú mua căn nhà này, căn nhà của bà Mười. Và chú cũng định mua luôn căn nhà cũ của chú ở bên cạnh nữa phải không.

Sinh cười.

- Chú nghe thông tin đâu mà mau quá. Căn nhà cũ tôi ở chưa có gặp chủ nhà mà.

Ông Thành cũng cười hì hì, nói:

- Nghề nghiệp mà chú. Tụi tôi làm thợ hồ mà nhà bên cạnh định sửa lại không biết thì làm sao mà sống.

- Vậy chú có định giúp tụi tôi không?

- Chú còn phải hỏi nữa. Thú thực tôi và cháu nó qua đây đâu phải mục đích coi TV ké. Chỉ nhân cơ hội gặp chú xem có việc gì làm không thôi. Nói thực chú đừng cười. Nhà hết gạo từ hôm qua. Sáng nay cực chẳng đã phải qua thím Ba cuối hẻm, năn nỉ muốn đứt hơi để mua thiếu mấy loong gạo mà thím ấy chỉ bán thiếu cho có một loong thôi. Bị gần hai tuần nay trời mưa, không có việc làm, không biết xoay sở làm sao.

Sinh ngẫm nghĩ một lát nói:

- Bây giờ như thế này. Nhà chú có mấy người có thể làm thợ hồ được.

Nghe Sinh hỏi. Ông thành có vẻ mừng ra mặt. Lật đật nói:

- Từ trước tới giờ, tôi với cháu nó luôn luôn đi làm nhà cho người ta hồ, mộc gì hai cha con tôi cũng làm được hết. Còn con vợ nó chỉ làm phụ cho tụi tôi thôi.

- Vậy tôi mướn cả ba bố con làm thì chú tính lương bao nhiêu tháng.

- Dạ…Mức lương Bộ Lao Động định tối thiểu cho công nhân năm 2000 là 180.000 đồng / tháng. Nhưng chú mướn luôn cả ba cha con tôi, chắc không dám đòi mức lương đó đâu, nhất là thời buổi khó khăn này. Chú cho bao nhiêu cũng được.

Sinh mỉm cười.

- Bây giờ như thế này. Chắc chắn tôi sẽ mướn ba cha con chú làm việc ít nhất vài tháng. Vì như chú biết; tôi sẽ mua căn nhà kế bên nữa. Căn nhà đó với căn nhà bà Mười coi như phải phá đi xây lại hoàn toàn. Vậy thì mỗi tháng tôi trả cho mỗi người 200.000 đồng. Tổng cộng là 600.000 đồng một tháng. Chú bằng lòng thì chúng ta bắt đầu từ thứ Hai này.

Ông Thành mở to mắt. Ông cứ tưởng trong hoàn cảnh khó khăn này của gia đình ông. Sinh sẽ bắt bí ông trả lương rẻ mạt. Ai ngờ chàng lại còn đề nghị một mức lương hậu hĩ như thế này. Có nằm mơ cũng không dám nghĩ tới.

Ông vui mừng muốn ứa nước mắt.

- Cám ơn chú Sinh…cám ơn chú thực nhiều. Cha con tôi sẽ gắng hết sức không phụ lòng chú giúp đỡ đâu. Sáng thứ Hai cha con chúng tôi sẽ đi làm thật sớm.

- Vậy thì trước tiên xin chú hãy dọn dẹp nhà bà Mười cho tôi. Phá hết đi, sửa soạn cái nền nhà để xây mới. Chúng ta sẽ san phẳng từ trong ra ngoài. Kể cả cái sân. Trong khi chờ tôi xin giấy phép xây cất.

- Dạ…dạ, được mà. Tôi sẽ đem rác đi đổ hết. Còn lại cái gì dùng được mình để dành.

- Như vậy là xong. Thứ Hai bắt đầu nhé.

Ông Thành hơi ngần ngừ, đưa tay gãi đầu định nói gì. Sinh hiểu ngay, lúc nãy ông chả than đi mua gạo thiếu về nấu cháo là gì. Chàng móc bóp đưa cho ông ba trăm ngàn, nói:

- Đây, tôi trả tiền công nửa tháng cho chú trước. Rồi cứ mỗi đầu tháng tôi trả tiền công cho chú được không.

Ông Thành mừng rỡ, đưa cả hai tay nắm tay Sinh. Run run nói:

- Cám ơn chú Sinh…Cám ơn chú Sinh.

Tiễn cha con ông Thanh ra về. Sinh cũng tắt TV, chàng nói với lũ trẻ.

- Thôi hết phim. Cũng muộn rồi. Bây giờ nhà chú phải ăn cơm tối.

Đám trẻ coi TV ké ồn ào kéo nhau ra về. Tới khi đám con Sinh tụt xuống phản. Con Hà la lên;

- Dép con đâu rồi.

Con Hiền, con Bưởi cũng kêu lớn:

- Dép con cũng không thấy

Hồng đứng tần ngầy nhìn các con.

- Các con tìm kỹ dưới gầm phản xem có không.

Hiền chui vô gầm phản.

- Không có gì hết mẹ ơi.

Bưởi cũng chạy vô phòng tìm, rồi chạy ra la bai bải:

- Lúc nãy con nhớ có cởi dép leo lên phản mà. Bây giờ mất tiêu rồi.

Chỉ có Bình bò vô phòng, đem đôi dép của nàng ra khoe.

- Dép nè chú Sinh… Lúc nãy bò ra ngoài con không nang dép.

Hồng chép miệng.

- Thế là mất toi ba đôi dép. Từ mai không cho đứa nào vô nhà coi TV ké nữa.

Sinh lắc đầu, cười hì hì.

- Thôi… sáng mai bố đưa tụi con ra chợ Phú Nhuận mua dép mới. Bây giờ em dọn cơm lên đi.

Hồng quay xuống bếp bưng mâm cơm lên. Mùi đồ ăn lại bay thơm phúc làm lũ trẻ quên đi thực mau những mất mát bực bội vừa rồi. Bóng tối bắt đầu từ từ lan tỏa khắp nơi. Sinh bật đèn lên cho sáng một chút để cả nhà ăn cơm cho thoải mái.

Ăn cơm xong. Thấy vẫn còn sớm. Mấy đứa trẻ lại muốn coi TV trước khi đi ngủ. Sinh nói:

- Hay là thế này. Để bố mang TV lên lầu cho tụi con coi. Như thế không có đứa nào vô nhà mình coi ké TV được nữa. Lại không mất lòng lối xóm mình cấm chúng nó vô nhà.

Mấy đứa trẻ reo hò kéo nhau lên lầu ngay. Hồng vui vẻ nói:

- Lúc nãy em nghĩ phải cấm tụi trẻ con lối xóm vô nhà mình coi TV ké. Nhưng vẫn phân vân, không biết cha mẹ chúng có cho là tụi mình ích kỷ lắm hay không. Hơn nữa, mình đóng cửa lại thì thế nào ở ngoài chúng cũng phá.

Tới 9:00 giờ tối Sinh mới bắt đám nhỏ đi ngủ. Chúng có vẻ tiếc rẻ nhưng cũng hả hê lắm. Lúc ấy Bình ngồi trên gác la chói lói:

- Chú Sinh ơi bế con xuống. Con leo lên được mà không dám xuống đâu.

Sinh cười hì hì.

- Được rồi, đợi chúc chú cõng con xuống.

Hồng rửa chén, dọn dẹp nhà cửa xong. Đưa hai con vào phòng ngủ rồi đi tắm và lên lầu trải nệm, giăng mùng cho hai vợ chồng. Nàng ôm lấy Sinh.

- Hôm nay chúng mình có một ngày thực bận rộn phải không mình.

- Em có mệt không.

- Dạ… không, ở Vùng Kinh Tế Mới cứ chiều tới là chân tay rã rượi rồi. Chứ bây giờ làm công chuyện nhà, đi chơi không thì có gì mà mệt.

Sinh ôm đầu Hồng, kéo sát vô mặt mình. Chàng hôn lên cặp môi ấp áp và nhỏ nhắn của nàng. Hồng thích thú há miệng ra cho chiếc lưỡi của chàng lùa qua miệng mình. Hai tay nàng lùa xuống dưới, trong khi hai tay Sinh mơn man trên bộ ngực săn cứng của nàng…














6 views0 comments

Comments


bottom of page