top of page
Writer's picturehungson1942

NGƯỜI VỢ MA # 1

Updated: Jul 26, 2022


NGƯỜI VỢ MA # 1

Chương một

Sinh đẩy chiếc valy vào góc phòng. Quay qua cám ơn bà cô vừa giới thiệu cho chàng mướn được căn nhà này. Căn nhà thực đầy đủ tiện nghị: Cầu tiêu, nhà tắm, bếp nước. Mặc dù nhà chỉ có một phòng, lại ở con hẻm cụt nhỏ một chút, nhưng trong nhà đã có sẵn giường ngủ cũng như tủ đựng quần áo. Chàng nhét vào tay bà tờ giấy hai trăm ngàn, nói:

- Cháu cám ơn cô. Vừa xuống phi trường tới tìm cô, đã được cô giới thiệu mướn căn nhà này thực may mắn, lần trước cháu phải ở khách sạn cũng tốn bộn bạc.

Bà Tư cười hì hì, nhét tờ giấy bạc vào túi.

- Kỳ trước về Việt Nam, tại cháu không cho cô hay, chứ ở hẻm cạnh chợ Nguyễn Thái Học này thiếu gì nhà cho mướn. Thôi, cô phải về ngay, vì để con nhỏ coi sạp bán vé số một mình không yên tâm.

Sinh tiễn bà cô ra tới đầu hẻm mới quay vào nhà. Chàng thay quần áo, nằm dài trên giường, duỗi thẳng chân, thở một hơi nhẹ nhõm. Trên máy bay đã được ăn no, nên tối nay có lẽ chỉ cần nghỉ ngơi cho khỏe, sau mười mấy tiếng đổng hồ phải ngồi co gối, trong chiếc ghế vừa bực bội vừa mệt mỏi, từ Mỹ tới Việt Nam.

Nằm vắt tay lên trán nghĩ lại quãng đời khốn khổ vừa trải qua. Ngày Việt cộng tràn vô Sàigon, vào giờ chót chàng mới biết; Hải quân di tản ra biển. Từ bệnh viện Hải Quân ngay sát bến Bạch Đằng, chàng cùng mấy anh lính chạy bạt mạng, nhẩy lên tầu vào giờ chót khi tầu vừa tháo giây rời bến. Nếu chỉ chậm vài phút là chàng cùng đám lính của bệnh viện đã bị kẹt lại rồi.

Những năm đầu tiên tị nạn, Sinh cũng như mọi người, được chính phủ Mỹ trợ cấp cho ăn ở, đi học Anh văn để dễ hội nhập vào xã hội mới. Sau đó, chàng làm đủ thứ nghề; từ rửa chén nhà hàng tới cắt cỏ, làm vườn, bưng phở, rồi sau cùng Sinh xin được vào một hãng đóng đồ hộp làm vào ban đêm, còn ban ngày, chàng có thì giờ đi học uốn tóc tại một trường thẩm mỹ gần nhà. Hơn một năm sau, lấy được chứng chỉ hành nghề và chàng đi làm thợ uốn tóc từ đó tới nay.

Trong mấy năm đầu tỵ nạn, chính phủ Mỹ cấm vận Việt nam nên Sinh không liên lạc gì được với gia đình. Tới năm năm sau, chính sách đổi mới và cũng là lúc chàng vừa nhập tịch làm công dân Mỹ. Sinh mới bắt đầu được phép bảo lãnh cho gia đình. Từ ngày làm giấy tờ bảo lãnh, lại năm năm sau nữa, chàng mới ra phi trường đón được vợ con đoàn tụ. Trong thời gian vợ con ở Việt Nam, Sinh đã chắt chiu từng đồng, mua đủ thứ gửi về cho gia đình để vợ con đem bán sinh sống.

Tưởng ngày đoàn tụ là ngày hạnh phúc nhất trong thời gian đó. Ai ngờ vợ chàng quen nếp sống phong lưu, hưởng thụ những hàng hóa chàng gửi về, nên khi tới Mỹ bà ta đã bất mãn ngay từ ngày đầu tiên khi phải đi học, đi làm, mới đủ sống. Không còn được ngồi không hưởng thụ nữa. Vợ chồng bắt đầu gây gổ và chuyện gì phải tới nó đã tới. Đường ai nấy đi, khi mấy đứa con đã trưởng thành ra ở riêng.

Sinh đã ra khỏi nhà với hai bàn tay trắng. Tuy nhiên, chàng vẫn còn đi làm ở một tiệm cắt tóc nên cuộc sống tuy chật vật lúc ban đầu, nhưng lại rất thoải mái. Và đúng là trời có mắt giúp kẻ cơ hàn. Hai năm sau cuộc sống lam lũ như kẻ mồ côi. Sinh đã trúng độc đắc sổ số loto bẩy triệu đô la. Lãnh tiền ngay một lần chỉ còn lại một nửa theo luật lệ của người trúng số. Còn nếu lãnh từ từ trong ba mươi năm sẽ được lãnh trọn số tiền trúng giải. Sinh đã trọn giải pháp lãnh ngay một lần nên sau khi trừ thuế. Chàng còn được gần ba triệu đô la. Vài tháng sau, tiền được gửi về chương mục của chàng trong ngân hàng. Lúc ấy Sinh vẫn còn làm ở một tiệm Supercuts. Loại tiệm hớt tóc do Franchise tổ chức; Chủ nhân của tiệm chỉ việc bỏ vốn đầu tư còn điều hành do Franchise chịu tránh nhiện từ A tới Z. Hai vợ chồng đầu tư vô tiệm chàng đang làm lại ly dị vào lúc đó, và họ quyết định bán tiệm. Nhân cơ hội này, Sinh bỏ tiền đầu tư làm chủ cửa tiệm chàng đang làm. Chàng đã không phải đi làm mà cửa tiệm mỗi tháng trừ đi mọi chí phí còn lại hơn năm ngàn đô la bỏ vô chương mục ngân hàng cho chàng. Và bây giờ Sinh nằm đây dự tính cho cuộc sống mới tại quê hương, chàng bỏ đi hơn hai mươi năm nay.

Suy nghĩ miên man về những ngày qua, Sinh ngủ lịm đi lúc nào không hay. Khi tỉnh dậy vì những tiếng ồn ào từ chợ Nguyễn Thái Học ngay sát con hẻm. Cũng như tiếng bán hàng rong mời chào khi đi qua nhà. Chàng uể oải lết vô phòng tắm, làm vệ sinh buổi sáng rồi ra chợ tìm quán hàng ăn sáng.

Chưa bao giờ Sinh thấy ăn tô bún ốc ngon như hôm nay. Chàng làm liền ba tô tới căng bụng. Cũng vì vậy mà tô bún sau cùng cũng còn lại gần phân nửa. Ngay khi đứng dậy trả tiền, một đám con nít tranh nhau tới chụp tô bún của chàng ăn dở, húp sùm sụp. Sinh vội vàng rời khỏi hàng bún, vì chàng không muốn nhìn thấy cảnh đau lòng này.

Ra khỏi chợ. Đi lang thang dọc theo con đường Nguyễn Thái Học. Nơi đây làm Sinh ngạc nhiên hết sức, vì thấy mấy cô gái điếm lấp ló bên những gốc cây đón khách. Đã có mấy cô chặn chàng lại hỏi có muốn đi ngủ với cô ta không. Thường thì từ trước tới nay, các cô gái này chỉ hoạt động về đêm. Bây giờ giữa trưa mà họ công khai như thế này làm chàng tần ngần. Không hiểu xã hội này sao mà bây giờ tệ mạt tới như vậy!

Đi một lúc, có bác xe ôm khá lớn tuổi, rà chiếc xe Honda cũ kỹ sát lề đường hỏi chàng:

- Anh Hai đi đâu, lên xe em chở đi.

Có lẽ cũng hơi mỏi chân, Sinh nói:

- Bác chở tôi lên chợ Sài gòn tính bao nhiêu?

Nét vui mừng hiện lên khóe mắt ông già lái xe ôm.

- Ông anh cho em bao nhiêu cũng được mà. Từ sáng tới giờ em chưa chở ai. Đói bụng muốn chết mà không dám ăn gì.

Kinh nghiệm những lần trước, chàng bị bắt chẹt không trả giá khi leo lên loại xe này, nên Sinh nói:

- Tôi rất sằng phẳng. Bác cứ nói giá tôi mới chịu đi.

Ông già nhăn nhó nói:

- Ông anh cho em xin mười ngàn có được không ạ. Hồi nay xăng nhớt mắc mỏ quá.

Sinh vui vẻ leo lên xe ngay. Ông gìa mừng rỡ cho xe chạy liền, hình như sợ chàng đổi ý. Dọc đường Sinh thấy tay lái ông ta run run không vững, làm chàng cũng hồi hộp. Nhưng cuối cùng rồi cũng tới nơi. Vô chợ Bến Thành đi một vòng rồi Sinh thả bộ dọc theo đường Nguyễn Huệ ra tới bến Bạch Đằng. Sinh hoạt ở đây khu này thay đổi thật lạ lùng. Dân chúng đông như chẩy hội, mặc dù hôm nay là ngày thường. Nhưng hình như không ai mua bán gì, mà chỉ đi qua đi lại. Cái đặc biệt nhất là món gì cũng có bầy bán khắp nơi; nhất là đồ dùng điện tử đủ thứ, từ TV, nồi nấu cơm điện cho tới máy hình, radio, máy thâu băng. Không những trong cửa hàng mà ngay cả lề đường cũng tràn lan. Tuy nhiên, sau một hồi quan sát, chàng mới khám phá ra; họ trưng bầy toàn hộp không, chứ không có gì trong đó. Sinh tò mò hỏi vài người bán hàng mới biết; nếu có ai bằng lòng mua thì phải chờ người bán hàng chạy về nhà lấy. Cho tới chiều, chàng lại khám phá ra; chẳng có người bán hàng nào có món hàng gì. Họ bắt được mối rồi mới chạy đi kiếm hàng bán lại!

Xã hội ngày hôm nay thật lạ lùng. Khác hẳn với sinh hoạt Sàigòn những lần chàng về mấy năm trước. Lại càng không giống Sàigon trước 1975 tí nào!

Trời đã về chiều, bỗng Sinh nẩy ra ý định tới thăm căn nhà vợ chồng chàng ở trước 1975. Đây là một con hẻm nhỏ gần ngã tư Phú Nhuận. Chàng muốn biết hàng xóm láng giềng ai còn, ai đã ra đi. Xe Taxi đậu ngoài đầu hẻm, vì bác tài xế nhất định không muốn lái xe vô trong xóm. Sinh đành trả tiền xe, cuốc bộ đi vô con hẻm quen thuộc này. Nhà chàng ở hồi đó, phải đi hơn một trăm thước từ đầu hẻm, rồi rẽ vô một con hẻm nhỏ cụt, trong hẻm chỉ có sáu căn nhà. Và gia đình chàng ở căn thứ nhì phía bên tay phải.

Sinh nhớ thực rõ, căn đầu hẻm là nhà chú thợ may. Tới nhà chàng, kế nhà chàng là nhà ông thượng sĩ Tân, rồi cuối hẻm là nhà mẹ con bà Bà Mười, bà này đúng là một dân giang hồ tứ chiến. Nay cặp thằng này, mai cặp thằng khác sống, chứ chẳng có nghề nghiệp gì nhất định. Đi trở ra là nhà bà cụ già sống với con cháu bẩy tám đứa, hình như chúng đều là công nhân xưởng dệt nào đó bên Thị Nghè. Và cuối cùng trở ra tới đầu hẻm là nhà ông Thành làm thợ hồ, nằm song song với nhà chú thợ may đầu hẻm.

Sinh đi qua nhà chú thợ may, thấy hai vợ chồng đang lúi cúi may vá gì đó. Chàng lướt qua thực nhanh để tới căn nhà mình ở xưa kia, thấy nhà khóa cửa bên ngoài, mái tôn che hàng hiên cái còn cái mất. Sinh tò mò nhìn qua khe cửa. Tim chàng như đau nhói, vì cảnh hoang tàn của tổ ấm chàng khi xưa. Hầu như những tấm tôn trên mái nhà không còn cái nào nguyện vẹn. Có những tấm tôn rỉ sét treo lơ lửng trên khung nhà. Bên dưới là những đống rác ẩm ướt mục rữa! Chàng còn nhìn thấy một con rắn cuộn tròn giữa nền nhà.

Sinh vội vàng bước qua nhà ông thượng sĩ Tân bên cạnh nhà chàng. Căn nhà cũng đóng cửa. Nhưng tương đối lành lặn, chứng tỏ có người săn sóc. Phía trước hàng hiên sạch sẽ, tuy nhiên vách tường đã loang lổ, lỗ chỗ nhiều nơi lớp xi măng tô bên ngoài vách tường không còn nữa, để lộ lớp gạch bên trong lồi lõm.

Nhìn qua nhà bà Mười. Bỗng Sinh nghe thấy tiếng rên nho nhỏ như tiếng trẻ con khóc nức nở. Chàng tò mò bước nhanh tới cổng nhà đang mở toang hoác, cửa nhà chỉ còn một cánh. Nhìn vào bên trong tranh tối, tranh sáng. Chàng thấy hai đứa bé ôm nhau khóc. Thân hình ốm tong teo. Đứa lớn hình như hai chân bị liệt. Còn đứa nhỏ nhấp nhổm bên chị. Chàng nghe tiếng đứa nhỏ rên rỉ nghẹn ngào:

- Chị Bình ơi em đói quá… chị ơi.

Đứa lớn ôm lấy em, nghẹn ngào:

- Chị cũng đói lắm, đói lắm…từ sáng hôm qua tới giờ, chị Bi chưa về thì làm gì có đồ ăn. Lấy nước chị em mình uống cho đỡ đói nhé.

Đứa bé vừa khóc vừa nói:

- Hai hôm rồi… uống nước không hà. Bụng em óc a óc ách chị ơi.

Thấy cảnh này Sinh không chịu nổi nữa. Chàng bước vào nhà hỏi:

- Mẹ các con đâu, sao các con ra nông nổi này.

Thấy có người vô nhà. Cả hai đứa nhỏ cùng mừng rỡ. Đứa nhỏ hỏi ngay:

- Chú kiếm chị Bi ngủ đêm hả. Tụi cháu đói quá, chú có cái gì cho chúng cháu ăn không.

Sinh bước lại gần hai đứa. Bây giờ chàng mới nhìn rõ con chị hình như lớn tuổi rồi.

- Chú vừa thấy thằng bán mì gõ đi qua. Để chú chạy ra ngoài gọi nó nhé.

Nói xong Sinh không chờ chúng trả lời. Chàng vội vàng chạy ra đầu hẻm kêu thằng nhỏ đang gõ lóc cóc. Thằng bé thấy Sinh gọi mừng rỡ chạy tới ngay, nó hỏi:

- Chú muốn mua mì hả, mấy tô.

Sinh chìa ba ngón tay nói:

- Cháu làm cho chú ba tô đi.

- Vậy đem tới đâu hả chú.

Sinh chỉ nhà bà Mười nói:

- Cháu đem tới nhà đó nhé. Mau lên chú đợi.

Tự nhiên thằng bé ngần ngừ rồi lắc đầu, nói:

- Chú… chú kêu mì cho tụi ở căn nhà đó hả? Tụi nó làm gì có tiền mà mua mì chứ.

Sinh hỏi:

- Ba tô mì giá bao nhiêu?

Thằng bé nói thực nhanh:

- Mỗi tô mười ngàn. Nếu chú mua cho tụi nó thì trả tiền trước cháu đem tới liền.

Sinh hiểu ngay thằng nhỏ đang nghĩ gì. Chàng móc túi đưa cho nó tờ giấy một trăm ngàn, nói:

- Tiền đây, đem mì tới thối lại chú sau cũng được. Mau lên nhé.

Thằng nhỏ bán mì gõ cầm tờ giấy bạc run run, quay đầu chạy liền. Vừa chạy nó vừa nói lại:

- Cháu mang mì tới liền chú ạ.

Thằng nhỏ đi rồi. Sinh quay lại đã thấy cả hai đứa nhỏ mặt mày lem luốc, bò ra cửa chờ chàng. Đứa bé thấy Sinh trở lại mừng rỡ, lắp bắp nói thực nhanh, hình như nó sợ con chị nói trước:

- Chú…chú mua mì cho tụi con ăn hả?

Sinh cúi xuống ẵm bổng nó lên hỏi:

- Con có thích ăn mì gõ không?

Con nhỏ quàng cả hai tay ôm chặt lấy cổ Sinh, miệng lắp bắp nói:

- Thích…thích lắm chú ơi. Con chưa bao giờ được ăn mì đó đâu. Chú…chú mua mì cho tụi con ăn thực hả?

Sinh bế con nhỏ vào nhà. Chàng đặt nó xuống chiếc chiếu rách nát trải giữa nhà trên sàn đất, nơi mà lúc nãy chúng ngồi ôm nhau khóc. Con nhỏ lớn cũng lết theo chàng vô trong. Bây giờ chàng mới thấy rõ con lớn hai chân bị liệt thật. Tuy ốm tong teo nhưng hình như nó lới tuổi rồi, chứ không như chàng nghĩ lúc mới bước vô nhà. Chàng nhìn nó hỏi:

- Con tên gì?

- Dạ thưa chú con tên Bình. Còn em con tên Bưởi.

- Em con mấy tuổi rồi?

- Thưa chứ nó mười sáu tuổi ạ.

Sinh quay vội nhìn con nhỏ chàng vừa đặt xuống chiếu, ngạc nhiên hỏi:

- Em con mười sáu tuổi rồi à?

- Dạ.

- Vậy con mấy tuổi?

- Dạ, thưa chú con hai mươi sáu tuổi ạ.

Bây giờ thì từ ngạc nhiên tới sửng sốt. Chàng thấy thật vô lý nên hỏi lại.

- Con hai mươi sáu tuổi, còn con nhỏ kia mười sáu tuổi. Con có nói chơi với chú không đó.

Hình như con em biết Sinh không tin lời chị nó nói, nên bò tới góc phòng moi ở trong một chiếc hộp giấy lớn, hai cái thẻ chứng minh nhân dân trao cho chàng nói:

- Chú xem chị con có nói gạt chú không.

Sinh cần hai tấm thẻ mà ứa nước mắt. Chàng không tin ở con mắt mình nên nói:

- Sao tụi con không bật đèn điện lên.

- Dạ… nhà con mấy năm nay đâu có điện.

- Vậy thắp đèn dầu lên cũng được, chứ trời sắp tối rồi.

Con nhỏ ngần ngừ nói:

- Chú ơi dầu hết cả mấy năm nay rồi.

Sinh hỏi:

- Sao má con không mua?

Đứa nhỏ lại nói:

- Mẹ con cả mấy tháng này đâu có về nhà.

Sinh lại hỏi:

- Còn chị Bi đâu?

Bỗng con lớn lết tới ôm chân chàng, hai vai nó rung rung nức nở khóc. Hình như nó muốn nói gì mà không nên lời. Sinh ngồi xuống ôm nó vào lòng. Không hiểu sao chàng cũng nghẹn lời, không nói được gì.

Con nhỏ em bò tới bên chị nói nho nhỏ:

- Chị Bình ơi… sắp có mì gõ ăn rồi đừng khóc nữa.

Sinh buông con bé ra nói:

- Nín đi con. Từ nay chú không để cho tụi con đói nữa đâu.

Con bé nhìn chàng trong nước mắt, nói:

- Bộ chú ở luôn đây hả chú.

Sinh chưa kịp nói gì thì thằng nhỏ bán mì gõ đã bưng ba tô mì trên chiếc khay nhỏ bước vào nhà. Vừa đi nó vừa la lớn:

- Mì tới rồi. Mì tới rồi.

Sau khi đặt khay mì xuống chiếu. Thằng nhỏ nóc tiền thối lại đưa cho Sinh.

- Chú còn bảy chục ngàn.

Sinh mỉm cười bảo nó:

- Bây giờ con đi mua giùm chú mấy lít dầu hôi để đốt đèn. Mua luôn bình chứa, vì chú biết tụi này không có bình đựng dầu hôi đâu. Còn lại bao nhiêu tiền, con cho chú trả tiền mua hai tô mì nữa cho tụi nó, đem tới đây vào sáng ngày mai nhé.

Thằng nhỏ tính nhẩm một lúc nói:

- Như vậy vẫn còn dư nhiều lắm chú ơi.

Sinh cười hì hì, nói:

- Còn dư bao nhiêu chú cho con luôn.

Thằng bé nghe Sinh nói mừng quá chạy đi liền, vừa chạy nó vừa hấp tấp nói lại như lần trước:

- Con cám ơn chú. Con đi mua dầu hôi liền.

Thằng nhỏ vừa chạy khỏi. Sinh nói với hai đứa nhỏ:

- Bây giờ chú cháu mình ăn mì đi.

Không để cho Sinh nói hết câu, cả hai đứa nhỏ cùng bưng tô mì lên ăn vội vã. Thấy vậy Sinh nói:

- Tụi con ăn từ từ thôi. Mì nóng lắm đó.

Không có đứa nào trả lời chàng. Chúng vừa thổi, vừa húp. Sinh cũng bưng tô mì lên, chàng vừa ăn vừa dòm chừng chúng, vì chàng sợ chúng ăn cái kiểu này dễ mắc nghẹn lắm. Ngoài trời bỗng lâm râm mưa. Mây đen kéo tới thật thấp. Gió bắt đầu thổi mạnh và chẳng bao lâu cơn mưa ập tới như trút nước. Chỗ Sinh ngồi bị dột, nước mưa trên mái nhà chẩy xuống làm chàng giật mình, vội bỏ tô mì đứng bật dậy, chạy vào góc nhà. Hai đứa nhỏ bưng tô mì lết theo chàng. Vừa ăn mì, chúng vừa cười hì hì nhìn Sinh. Hình như chúng đã quen với cảnh này nhiều lần rồi. Cơn mưa chợt tới thật nhanh và cũng tạnh ngay thực lẹ. Hai đứa trẻ cũng đã ăn hết tô mì không để lại một sợi nào. Cả hai đứa hình như còn tiếc rẻ liếm cho sạch những gì còn sót lại trong tô mì chúng vừa ăn xong.

Ngay lúc ấy, thằng nhỏ bán mì gõ đi vào nhà, quần áo nó ướt nhẹp. Trao một bình nhựa cho Sinh.

- Còn nhiều tiền quá, con mua luôn bốn lít dầu hôi cho đầy chiếc bình này. Ngày mai con sẽ đem hai tô mì tới cho tụi nó. Bây giờ con phải về thay quần áo để đi bám mì tiếp.

Nói xong nó hấp tốc chạy đi liền. Sinh cầm bình dầu hỏi:

- Tụi con biết đốt đèn không?

Con em vội vàng nói:

- Chú đưa dầu hôi cho con, để con lấy cây đèn dầu cho.

Nói xong, nó đứng dậy le te chạy vô trong, bưng cây đèn dầu ra. Sinh thấy lúc này con nhỏ thực lanh lẹ. Không còn bò lết như lúc chàng mới vô nữa. Nó đổ dầu vô đèn thật khéo léo, không để một giọt dầu nào chẩy ra ngoài. Ánh sáng tỏa ra căn nhà khi ngọn đèn được thắp sáng. Phải nói cây đèn dầu khá lớn nên ánh tỏa ra khắp phòng.

Bưởi nói:

- Cây đèn này sáng lắm, nhưng cũng hao dầu lắm chú ạ.

Sinh mỉm cười.

- Tụi con có tới bốn lít dầu lo gì hao.

Bưởi gật đầu nói:

- Con cám ơn chú. Tối nay không phải mò mẫm đi ngủ sớm như mọi khi nữa.

Chợt nhớ ra lúc nãy hai đứa nhắc tới tên Bi. Sinh hỏi:

- Bộ cô nào tên Bi đó là chị Hai của tụi con hả?

Bưởi nhìn Sinh, không trả lời câu hỏi của chàng mà hỏi lại câu mà lúc chàng mới vô nhà.

- Bộ chú kiếm chị Bi ngủ đêm hả? Con không hiểu sao hai ngày rồi chị ấy không về nhà, làm tụi con xém chết đói.

Sinh biết nó hiểu lầm sự có mặt chàng ở đây nên nói:

- Không, chú về nhà cũ coi xem sao. Nghe thấy tụi con kêu đói nên tới đây thôi

Bưởi ngạc nhiên hỏi:

- Chú ở đâu. Nhà cũ chú ở chỗ nào?

Sinh ra cửa chỉ căn nhà mình cho Bưởi và Bình coi rồi nói:

- Hồi trước năm 1975. Vợ chồng chú ở đó. Lần này về Việt Nam thấy nó mà đau lòng.

Bưởi lại hỏi:

- Như vậy chú là Việt kiều hả? Căn nhà đó bỏ trống lâu lắm rồi. Hai vợ chồng ở đó đi Kinh Tế Mới, giao nhà cho bác Tân bán giùm, mà đâu có ai thèm mua cái căn nhà hoang đó.

- Vậy bác Tân đâu chú không thấy ở nhà.

- Gia đình bác Tân cũng đi Kinh Tế Mới hết. Lâu lâu bác trai mới về thăm nhà thôi. Bác ấy cũng muốn bán nhà nên nói chị Bi coi chừng giùm. Trong hẻm này chỉ còn tụi con. Gia đình bác thợ may và bác Thành thợ hồ đầu hẻm còn ở lại thôi. Căn nhà của bà ngoại mấy cô thợ dệt trước cửa nhà chú cũng đi Kinh Tế Mới khi bà ngoại chết. Họ giao nhà cho người bà con ở xóm bên coi chừng giùm. Có lẽ họ tính ở khu Kinh Tế Mới không nổi thì trở về đây nên không có ý bán.

Bây giờ Sinh mới để ý. Quả thực nhỏ Bưởi không phải là một đứa con nít như chàng tưởng lúc mới vô, nên ẵm nó ngồi lên chiếu. Con nhỏ ăn nói đâu vào đó, trong khi con chị lại ngơ ngơ ngáo ngáo như con nít, mà hai chân còn bị liệt nữa. Tuy nhiên, cô nàng này lại có một vẻ đẹp khác thường. Hai mắt to tròn, hàng lông mi dài cong vút, khuôn mặt trái soan và da mặt trắng muốt nhưng tái xanh, vì có lẽ thiếu dinh dưỡng trầm trọng. Vì ốm yếu tong teo lại không đứng lên được nên mới nhìn qua tưởng là một đứa trẻ. Nhưng nhìn kỹ lại mới thấy bộ ngực đã mẩy nở trọn vẹn.

Bình thấy Sinh đăm đăm nhìn mình nên nàng mỉm cười e thẹn, nói:

- Chú nhìn cái gì dữ vậy.

Bị hỏi bất ngờ, Sinh cười hì hì cho cho khỏa lấp, chàng nói:

- Con đẹp quá nên chú mới nhìn như vậy đó.

Bình ngây thơ hỏi:

- Con đẹp thật hả chú.

Bình gật đầu.

- Ừ… đẹp lắm.

- Vậy chú cho con làm vợ chú một chút xíu được không?

Bình giật mình vì câu hỏi bất ngờ đó. Chàng lại tưởng cô nàng này muốn chàng ngủ đêm với cô ta nên nói nhanh:

- Không…không, chú không có ý đó đâu.

- Chú nói ý gì cơ?

- Thì con mới nói đó.

- Con mới nói cái gì chứ?

- Có phải ý con muốn nói chú làm chuyện ấy với con không.

- Chuyện ấy là chuyện gì. Con chỉ nói muốn làm vợ chú một chút xíu thôi mà.

Sinh dở khóc dở cười, hỏi:

- Vậy làm vợ một chút xíu là làm sao?

Bỗng Bình trườn mình tới thực nhanh. Ôm ghì lấy chàng, úp mặt vô ngực chàng làm Sinh trở tay không kịp. Chàng định sô nàng ra thì Bình đã nhanh nhẹn buông chàng ra rồi. Nàng e ấp nói:

- Con làm vợ chú một chút xíu rồi đó.

Bây giờ Sinh không còn biết ăn nói làm sao nữa, nhưng cũng cố hỏi:

- Làm vợ một chút xíu có bây nhiêu thôi hả?

Bình cười thực hồn nhiên, gật đầu:

- Dạ.

Trong khi đó con Bưởi ngồi cạnh cười khúc khích.

- Chị Bình thích ai thì đều làm như vậy đó, chứ không có ý gì như chú nghĩ đâu.

Bình nghe em nói, cũng nói ngay:

- Ừ… chị thích chú Sinh quá hà.

Nói xong Bình nhìn thẳng vào mắt Sinh thật tình tứ hỏi:

- Ngày mai chú lại mua mì cho con ăn nữa hả chú?

Có lẽ bây giờ Sinh mới thấy hình như đầu óc Bình không bình thường. Chàng nghĩ ngay tới một chứng bệnh khi còn đi học y tá trong Hải Quân. Đó là bệnh Bại Não / Cerebral Palsy.Trường hợp này thường trí tuệ đứa trẻ hầu như phát triển rất chậm và có khi bị liệt cả hai chân nữa. Đó là tường hợp bị bệnh nhẹ. Còn những đứa trẻ bị bệnh nặng có thể tê liệt toàn thân, thần kinh rối loạn. Sinh nghĩ có lẽ Bình chỉ mắc bệnh bại não nhẹ thôi. Nguyên do cũng có thể vì bà Mười hồi mang thai Bình đã bị nhiễm trùng. Có thể nhiễm trùng rubella, hoặc vi-rút cự bào nhiễm trùng do siêu vi trùng nhẹ hay là toxoplasmosis - một chứng nhiễm trùng do ký sinh trùng nhẹ có thể gây làm hại não cho bào thai và gây ra chứng bại não sau này.

Chàng quay qua hỏi Bưởi:

- Bố của tụi con đâu?

Khuôn mặt Bưởi rầu rầu, nó cúi mặt trả lời:

- Tụi con không đứa nào biết bố mình là ai cả. Theo mẹ nói thì bố chị Bi là một người Tầu Mông Cổ. Bố chị Bình là một người xứ Ả Rập thì phải. Còn bố con là Việt Nam nhưng ông chết ngay khi con lên hai tuổi, vì đi đạp cyclo bị tai nạn giao thông.

- Vậy bây giờ mẹ con ở với ai?

- Mẹ con lớn tuổi rồi đâu có ai thèm lấy nữa. Bả tối ngày lang thang đi kiếm chồng, ít khi về nhà lắm.

- Vậy tụi con sống ra sao?

Bưởi rơm rớn nước mắt nói:

- Chị Bi làm gái nuôi tụi con. Nhưng chỉ cũng lớn tuổi rồi nên ít khách lắm. Có nhiều khi cả tuần lễ không đem được một người về. Tụi con ăn cháo hoặc nhịn đói là chuyện thường.

Sinh hỏi Bưởi:

- Còn con sao không đi làm phụ với chị Bi?

Bưởi lắc đầu, nói nho nhỏ:

- Con thà chết đói chứ không chịu đứng đường như chị Bi đâu. Nhưng mà chú coi đó, thân thể con ốm tong teo như đứa con nít thế này, đâu có ai thèm. Hơn nữa, con còn phải ở nhà coi chị Bình, vì nếu đi hết hai chị em, chị Bình ra đường không biết lối về đâu.

Bỗng Bình nói với em:

- Tao đâu có đi ra ngoài đường.

Bưởi cười hì hì, nói với chị:

- Em biết chị ngoan mà, đâu có đi ra ngoài đường.

Bình gật đầu:

- Ừ… tao vẫn ngoan mà.

Bây giờ Sinh chắc chắn Bình bị bệnh Bại Não trường hợp nhẹ. Bên Mỹ trường hợp này người ta bắt đầu có thuốc chữa trị rồi. Còn ở Việt Nam e rằng vài chục năm nữa những bệnh nhân hoàn cảnh nghèo nàn như thế này, chắc chẳng bao giờ được nhà cầm quyền để mắt tới!

Trời bắt đầu tối. Con hẻm này không một bóng đèn nên ngoài đường tối thui. Sinh nói:

- Bây giờ chú phải về, trời tối rồi.

Bỗng Bình ôm chặt lấy chàng nói như khóc:

- Chú ơi đừng bỏ con nhé chú.

Tự nhiên Sinh ứa nước mắt, chàng xoa nhè nhẹ trên bờ vai khẳng khưu của Bình.

- Không….không..chú không bỏ con đâu. Nhưng tối rồi chú phải về, vì chú không đăng ký tạm trú ở đây, công an khám hộ khẩu sẽ bắt chú. Để sáng mai chú lại tới mua mì cho con ăn chịu không.

Bình buông chàng ra cười tươi ngay, nàng đưa một ngón tay ra nói:

- Móc ngoéo nhé.

Sinh cũng chìa một ngón tay móc vào tay Bình nói:

- Nhất định… nhất định.

Bình nói thực nhanh:

- Chú về đi, tối rồi đó. Con yêu chú quá hà.

Sinh vội vàng bước ra ngoài thực nhanh. Chàng không muốn hai đứa trẻ khốn khổ này thấy nước mắt chàng đang lăn trên gò má.

Sánh nay thứ dậy, Sinh không ngờ mình thức trễ như vậy. Nhìn đồng hồ đã hơn 12 giờ trưa rồi. Chàng lật đật đi tắm rồi ra phố kêu xe cyclo tới nhà chị em Bình ngay. Chàng phải đi xe cyclo vì muốn mua gạo và một ít thực phẩm dự trữ cho hai đứa nhỏ. Bác phu xe chở Sinh tới ngay trước cửa nhà tụi nhỏ. Chàng nhìn thấy Bưởi đang bắt chí cho chị. Chúng nhìn thấy chàng, mặt mày hớn hở. Con Bưởi chạy ra phụ Sinh đem đồ vào nhà. Còn con Bình cũng lết ra cửa ngóng.

- Chú mua cái gì cho con vậy?

Sinh mỉm cười.

- Chú chỉ mua một bao gạo nhỏ, mấy thùng mì gói và hai ký thịt heo quay thôi.

Bình cười hí hí, hếch mũi lên hít hít nói:

- Hèn chi con ngửi thấy mùi thịt thơm quá chừng. Chú mua cho con ăn hả.

Sinh gật đầu.

- Ừ….. con biết nấu cơm không.

- Con biết nấu cháo thôi. Được không chú.

- Không, chú muốn ăn cơm với thịt heo quay thôi

- Vậy con cũng ăn cơm với thịt heo quay nữa nghe chú.

Con Bưởi đã nhanh nhẹn múc gạo đi vo. Nó làm việc như một người lớn. Không để ai phải sai bảo. Bây giờ là buổi trưa nên trong nhà sáng như ngoài trời. Nhiều tia nắng lọt qua lỗ hổng trên mái tôn chiếu xuống nền nhà lốm đóm. Cánh cổng ra vào phía trước nhà chỉ còn một bên, bên kia cũng đã long bản lề không đóng mở gì được. Căn nhà lúc nào cũng thông hống như căn nhà hoang. Nền nhà bằng đất lồi lõm, có nhiều chỗ còn ứ đọng nước mưa. Giữa nhà chỉ có một manh chiếu rách trải trên nền nhà làm nơi mấy đứa nhỏ ngủ và sinh hoạt. Duy chỉ có vách tường hai bên được xây bằng gạch, bởi vì nó là vách tường chung với nhà bên cạnh. Còn phía trước đóng ván mục nát, phía sau lại càng tang hoang, thông ra cái sân khá rộng, cỏ mọc tùm lum.

Nhờ ánh sáng chan hòa buổi trưa nên trong nhà sáng như ngoài đường. Bây giờ Sinh mới thấy rõ chỗ này không giống một căn nhà chút nào. Ở góc phòng chỗ con Bưởi đang nấu cơm, có một cái kệ dựa vô vách tường để mấy cái chén ăn cơm sứt mẻ và cái loong đựng muỗm, đũa. Cái bếp bằng mấy cục gạch kê sát ngay bên chiếc kệ đó. Vài thanh củi nhỏ có lẽ con Bưởi lượn được ngoài đường đem về đun bếp. Khói lên mù mịt khắp căn phòng.

Sinh tới cạnh Bưởi đang loay hoay đút thêm củi vào bếp cho lửa cháy to hơn. Nó cầm miếng bìa carton làm quạt cho lửa trong bếp cháy to hơn nữa. Vậy mà một lúc sau nồi cơm cũng chín.

Sinh hỏi nó:

- Căn nhà này như cái sân có mái, mưa gió làm sao tụi em chịu nổi. Chú cũng ngạc nhiên hôm qua các con nói; chị Bi đem khách về đây ngủ thì nằm ở đâu.

Con Bưởi cười hì hì, chỉ một tấm phên gác bên vách tường đối diện, nói:

- Lúc nào có khách, chị Bi lấy tấm phen đó che ở góc phòng làm chỗ ngủ. Ở đó cũng có một manh chiếu nhỏ để khách nằm. Khi khách về rồi thì lại dựng tấm phên đó vô vách và cuốn manh chiếu lại.

Một lúc sau, con Bưởi đã đem nồi cơm để trên sàn nhà, bên cạnh chiếc chiếu. Nó lót miếng carton làm quạt lửa lúc nãy để mấy cái chén ăn cơm lên. Mở gói thịt quay ra cười hí hí.

- Mời cả nhà sơi cơm.

Sinh nói:

- Sao con không nấu gói mì làm canh ăn.

Bưởi nói:

- Con thấy có thịt quay ngon quá rồi. Mì gói để dành mà chú.

Sinh cười hì hì.

- Để dành cái gì. Tụi con có hai thùng cơ mà. Hết chú mua nữa, lo gì.

Bưởi nghe Sinh nói le te chạy đi nấu mì ngay. Chỉ một thoáng nó đã đem tô mì để lên mâm cơm. Mọi người ăn uống vui vẻ, Tự nhiên Sinh thấy không khí gia đình sau bao nhiêu năm trở lại với chàng. Những ngày mới đoàn tụ, Sinh bị bà vợ cằn nhằn ngay cả trong bữa ăn. Chẳng có ngày nào chàng và miếng cơm vô miệng mà được yên thân. Tới khi các con ra riêng. Căn nhà còn hơn cái nhà tù. Rồi lúc ly thân, tâm thần yên ổn, nhưng ăn uống ngoài đường, cơm hộp là chính. Tới ngày hôm nay chàng mới thấy cái không khí gia đình quí là dường nào. Hai đứa trẻ khốn khổ này ăn uống ngon lành khiến chàng vui vui. Miếng cơm tự nhiên thấy thơm phức, dù đồ ăn chẳng có gì, nhưng ngon miệng lạ thường.

Ngay lúc ấy có tiếng nói lớn ngoài cửa.

- Bi ơi có nhà không con.

Bưởi nói nho nhỏ:

- Chú ơi, bác Tân về kìa. Có cả mẹ con cô Hồng nữa.

Vì Sinh ngồi quay lưng ra ngoài nên không biết ai vừa tới. Khi nghe Bưởi nói, chàng mới đứng dậy, chạy ra cửa nắm tay người đàn ông mừng rỡ:

- Trời ơi….. anh Tân đây mà. Sao đen thủi đen thui thế này.

Ông Tân hơi ngỡ ngàng một chứt, rồi hình như ông nhận ra Sinh, mừng rỡ la lên:

- Anh Sinh đó hả. Hồi này mập mạp nhận không ra đó.

Sinh nhìn Hồng, nói:

- Tụi tôi cũng vừa mới dọn cơm ra thôi, vậy tiện đây xin anh và cô Hồng với hai cháu dùng cơm luôn cho vui nhé.

Ông Tân còn tần ngần thì Sinh đã kéo tay ông vô nhà, ấn ông ngồi xuống chiếu cơm. Hồng nắm tay hai con, lẽo đẽo theo sau bố. Bưởi đứng dậy ôm lấy một đứa con Hồng, nói:

- Con theo cô ăn cơm nhé.

Con nhỏ ngây thơ hỏi:

- Con được ăn cơm với thịt hả cô.

Lúc ấy Bình cũng bò lại kệ để bát đũa, đem ra thêm bốn cái chén và mấy đôi đũa nữa. Nàng nói:

- Hôm nay vui quá. Chưa bao giơ nhà mình ăn uống vui như thế này đâu.

Sinh thấy cả ông Tân và Hồng nhìn đăm đăm vô dĩa thịt heo quay, chàng còn thấy Hồng hình như đang nuốt nước miếng. Nhưng chàng làm bộ lờ đi như không biết. Ông Tân ngồi nhìn Bình bới cơm vô chén cho mọi người, nói:

- Ăn uống bất ngờ như thế này không biết có đủ cơm không.

Bưởi nhanh nhẩu nói:

- Bác Tân đừng lo, lúc nãy con nấu cơm tính luôn cho cả bữa chiều nữa, nên chắc chắn còn dư mà. Để chiều con nấu nồi khác lo gì hả bác. Thịt heo quay còn một ký nữa con lấy ra luôn nhé.

Vừa nói Bưởi vừa chạy lại kệ bên bếp đem gói thịt heo quay thứ nhì ra. Cả nhà nhìn đĩa thịt mới đem ra đầy ắp thích thú. Ông Tân quay qua hỏi Sinh:

- Anh về Việt Nam lâu chưa?

Sinh lắc đầu, nói:

- Mới được có ba bữa, hôm qua tính trở về đây thăm lại ngôi nhà cũ. Ai ngờ lại gặp hai đứa này đang khóc kêu đói, mới có bữa cơm này.

Ông Tân quay qua hỏi Bưởi:

- Còn con Bi đâu,

Bưởi lắc đầu, nói:

- Ba bữa nay chị Bi không về. Tụi con xém chết đói. May mà có chú Sinh tới cho ăn nếu không chắc chết rồi.

Bình từ nãy tới giờ im lặng, bỗng nàng lên tiếng:

- Chú Sinh cho ăn mì gõ nữa đó bác.

Ông Tân nói:

- Chúng mày may mắn gặp được cứu tinh đúng lúc. Hồi nào tới giờ ai mà không biết; chúng mày chỉ có ăn cháo còn không đủ, chứ nói gì tới cơm nước đề huề như thế này.

Hồng và hai đứa trẻ cắm cúi ăn, từ nãy tới giờ không nói lời nào. Bây giờ nàng mới lên tiếng hỏi:

- Chú Sinh về Việt Nam chơi bao lâu ạ.

Sinh nhìn Hồng mỉm cười:

- Vui thì ở lại chơi lâu lâu, chán thì về đi cầy tiếp.

- Vậy bây giờ chú ở đâu ạ.

- À… tôi mướn căn nhà nho nhỏ ở gần chợ Nguyễn Thái Học.

Sinh thấy chỉ một loáng mà mâm cơm đã được thanh toán hết, cả đồ ăn lẫn nồi cơm sạch bách. Ngay lúc ấy thằng nhỏ bán mì gõ ở đâu đút đầu vào nhà hỏi:

- Chú ơi … hôm nay có ăn mì nữa không ạ.

Sinh nói ngay:

- Mày tới đúng lúc lắm. Làm ngay bẩy tô hủ tíu mì cho tụi tao mau nhé.

Thằng nhỏ vui mừng tính chạy đi, Sinh gọi giựt nó lại, chàng nói thêm:

- Mày nấu luôn cho tụi tao một tô huần thắn thực lớn trước, để tụi này ăn với cơm nhe con.

Ông Tấn thấy Sinh mua thêm mì huần thắn nên nói:

- Anh Sinh à… thôi đủ rồi. Ăn làm gì nhiều thế.

Sinh cười hì hì:

- Chẳng mấy khi được gặp lại người quen, ăn uống cho thỏa thê đi mà. Có là bao nhiêu đâu.

Bình hớn hở nói:

- Chú cho tụi con ăn mì nữa hả.

Sinh gật đầu:

- Ừ… cháu còn bụng chứa mì không?

Bình lật đật nói:

- Còn…còn. Cháu mới ăn một tô cơm thôi mà.

- Vậy thì chú kêu thêm hai tô mì nữa cho cháu ăn luôn nhé.

Bình lắc đầu nguầy nguậy:

- Không được đâu chú. Bụng cháu căng rồi nè. Lúc sáng thằng bán mì gõ đã đem tới đây cho mỗi đứa một tô mì tổ chảng rồi. Bây giờ ăn cơm, lại ăn mì nữa. Cháu ăn một tô mì nữa thôi nhé chú. Không ăn hai tô đâu.

Cả nhà cười nói vui vẻ. Ngay lúc ấy thằng bán mì gõ bưng một tô huần thắn thật lớn tới. Sinh ngạc nhiên hỏi:

- Ủa… sao mày tới lẹ quá vậy?

Thằng bé cười hì hì nói:

- Bố con biết thế nào chú cũng mua mì nên đẩy xe đậu đầu hẻm kìa.

Mọi người nhìn ra ngoài theo tay thằng nhỏ chỉ, Quả thực ông già nó đã đẩy chiếc xe bán mì đậu nay đầu hẻm. Hèn chi nó mang mì tới mau như vậy. Tô huần thắn được đặt ngay giữa mâm cơm. Nói là mâm chứ thực ra đó chỉ là miếng bìa carton để trên chiếu. Sinh múc huần thắn vô chén cho mọi người. Tới chén của Hồng chàng múc nhiều hơn một chút. Không ai để ý, nhưng Hồng biết ngay. Nàng nhìn Sinh mỉm cười như thầm cám ơn chàng. Vừa chia xong tô huần thắn, thằng nhỏ đã mang bốn tô mì trên chiếc khay vào nhà. Vẫn cái giọng cũ nó la lớn:

- Mì tới rồi… mì tới rồi.

Ông Tấn nhìn thằng bán mì gõ hỏi:

- Mày có nấu chín chưa đó, làm gì mà nấu lẹ vậy?

Thằng nhỏ cười hì hì :

- Cả má và tía con cùng nấu một lúc mà không nhanh sao được. Trúng cái mắn này lớn chứ có phải rỡn đâu.

Sinh nói:

- Đúng rồi, mấy hôm nay bố con mày trúng mắn. Vây bây giờ mày đi mua cho tao xị đế và chục chai xá xị đi, để anh Tân và tụi tao say một bữa chết bỏ. Tiền nè con.

Thằng nhỏ chạy le te đi liền, vừa chạy nó vừa nói:

- Khỏi cần tiền trước đâu chú. Con còn tiền chú cho nhiều mà.

Hồng nhìn theo thằng nhỏ cười cười:

- Cháu biết thằng nhỏ này từ trước tới giờ, bán mì luôn luôn lấy tiền trước. Vậy mà hôm nay chú Sinh sai nó đi mua rượu đế mà chê tiền cũng lạ.

Sinh cười:

- Bây giờ nó là người trong nhà chú rồi mà cháu.

Vẫn giữ nụ cười trên môi, Hồng nói:

- Chú dụ con nít hay ghê đó.

Sinh nheo mắt nhìn Hồng, nói:

- Nếu dụ được các bà các cô mới hay chứ, dụ được thằng nhỏ bán mì gõ, thật chán mớ đời.

Bình ngồi bên cạnh Sinh bỗng nắm lấy đùi chàng lay lay, nói:

- Chú dụ thằng nhỏ bán mì gõ cho cháu đi chú.

Sinh cười ha hả nói:

- Cháu coi chừng nó còn tuổi vị thành niên đó.

Có lẽ Bình không hiểu Sinh ám chỉ gì, nàng trả lời thực nhanh:

- Kệ nó chú.

Cả nhà lại phá lên cười vì sự ngay ngô của Bình. Ngay khi đó thằng bán mì gõ lại mang mì tới. Mọi người thấy nó lại càng cười lớn hơn. Thằng nhỏ ngơ ngác không hiểu chuyện gì, cũng cười theo. Nó nói với Sinh:

- Con phải bưng mì tới trước sợ mì nguội ăn mất ngon. Bây giờ con đi mua rượu và nước xá xị cho chú liền nè.

Khề khà, cả tiếng đồng hồ sau mọi người mới ăn uống xong. Hồng phụ Bưởi dọn dẹp, rửa chén xong xin phép đưa hai đứa nhỏ về nhà xếp sắt chỗ ngủ cho tụi nó. Nàng nói:

- Chú Sinh ơn, con xin phép chú về nhà dọn dẹp chỗ cho hai đứa nhỏ ngủ. Tụi con mới từ Kinh Tế Mới về. Bố con thấy chú mừng quá qua đây luôn, còn chưa kịp về nhà.

Sinh xoa nhè nhẹ sau lưng Hồng nói:

- Ờ..ờ em về lo cho hai đứa nhỏ đi. Chúc xíu nữa anh qua thăm em.

Tự nhiên Hồng thấy Sinh đổi cách xưng hô và thân mật ngoài sức tưởng tượng của nàng. Mặt Hồng hơi đỏ lên e thẹn. Nhưng nàng cũng cố làm vẻ tự nhiên vì thường nghe nói dân ở nước ngoài về, họ thường rất tự nhiên và thâm mật như thế chứ thực sự chẳng có gì.

Ở chơi một lúc, Ông Tân cũng xin phép trở về nhà xem Hồng làm gì. Con gái ông không muốn ở vùng Kinh Tế Mới nữa, nó muốn về Sài gon cho thoải mái. Nhưng gia đình đang kẹt, ông tính bán nhà để lo cho cuộc sống ở Khu Kinh Tế Mới bắt đầu được mùa. Hai cha con còn đang tranh cãi nên ông rất khổ tâm. Một bên thì đứa con gái lớn chồng chết, cưu mang hai đứa con nhỏ, ở vùng Kinh Tế Mới tương lai mờ mịt, vất vả chuyện đồng áng, không hạp với một thiếu phụ yếu đuối như con gái ông. Một phía thì vợ và gia đình mấy đứa con trai đang canh tác. Nếu về Sài gon chắc chắn không thế nào kiếm được việc làm gì trong lúc khó khăn này. Hơn nữa, chỉ có con gái lớn ông học hết trung học, còn mấy đứa con trai ăn học dở dang. Thầy không ra thầy, thợ chẳng ra thợ. Khó khăn trăm bề. Bây giờ chỉ còn nước bám vào ba mương rẫy rau cháo qua ngày ở vùng Kinh Tế Mới thôi.

Ông Tân về được một lúc thì Bà Mười ở đâu le te trở về. Gặp Sinh bà ta mừng quýnh quáng. Rơm rớn nước mắt nói:

- Em được con nhỏ bạn cho biết. Con Bi bị công an bắt mấy bữa nay. Nó bị ra tòa và bắt đi học Phục Hồi Nhân Phẩm ít nhất sáu tháng tới hai năm. Không chừng lâu hơn nữa. Nên nóng ruột trở về đây.

Bưởi ngồi ngay bên cạnh mẹ, nói:

- Con ghét mẹ lắm. Nếu không gặp được chú Sinh tốt như thế này thì tụi con chết đói rồi. Hai ngày nhịn đói sắp xỉu thì may mà chú Sinh tới.

Sinh hỏi :

- Bây giờ chị tính sao?

- Con Bi bị bắt rồi thì không còn ai nuôi hai đứa nhỏ này nữa. Em tính cố bán bằng được căn nhà này làm vốn, đem hai đứa nhỏ lên vùng Kinh Tế Mới sống với người ta. Ai sao mình vậy, chứ biết làm sao bây giờ. Ít nhất chính phủ còn cho mấy kí gạo trong sáu tháng đầu.

Bưởi dẫy nẩy la lên:

- Trời ơi … mẹ tính bán nhà hả, Vậy tụi con ở đâu.

Bà Mười nói:

- Tụi mày theo tao đi vùng Kinh Tế Mới.

- Con không đi với mẹ đâu. Ở Sài gon mà mẹ còn bỏ đói tụi con. Lên trên rừng rú đó để chết khô hả.

- Vậy tao bán nhà rồi thì mày ở đâu.

Con Bưởi vừa khóc vừa nói:

- Con ra chợ ngủ trên sạp bán hàng của người ta là cùng chứ gì. Mẹ coi nè, nhà cửa của mình còn thua cái sạp bán cá nữa. Nếu mẹ nhất định như vậy thì mang chị Bình theo đi. Con lo hết nổi rồi.

- Từ hồi nào tới giờ, con Bi nó làm gái nuôi tụi mày, chứ mày làm được cái gì.

Bưởi nức nở:

- Bố thì không có, mẹ thì chẳng ở nhà. Bây giờ chị Bi lại bị bắt. Còn chị Bình bệnh hoạn. Con làm sao đây, mẹ còn muốn bán nhà. Có lẽ con chỉ còn nước đi ăn mày thôi.

Sinh thấy hai mẹ con tranh cải, còn Bình ngơ ngơ ngáo ngáo sụt sùi thấy mẹ và em to tiếng nên im thim thít. Nàng ngồi trên chiếu cạnh Sinh, ôm lấy chân chàng như cầm một sự che chở. Sinh thấy quá tội nghiệp, chàng im lặng xoa nhè nhè trên lưng Bình như dỗ dành nàng trong lúc khó khăn này. Vừa rồi không khí trong bữa cơm vui bao nhiêu thì bây giờ ảm đạm bấy nhiêu. Sinh hỏi bà Mười:

- Bao giờ chị tính bán nhà. Và tính bán bao nhiêu.

Bà Mười thấy Sinh hỏi có vẻ mừng rỡ, trả lời ngay:

- Em tính bán càng sớm càng tốt. Nếu bán được hai cây thì tốt. Còn không được thì bớt chút ít cũng chịu vậy thôi.

- Vậy, như con Bưởi nó nhất định không theo chị rồi. Còn con Bình bệnh hoạn thế này chị mang nó lên nơi rừng thiêng nước độc có sống được không.

- Thì tới đâu hay tới đó, chứ em biết làm sao bây giờ.

- Vậy chứ hồi này chị ở đâu, ăn uống ra sao mà không về nhà.

- Em đi khắp nơi, đụng gì làm nấy. Nhặt nhặn đồ ăn dư thừa của người ta sống qua ngày. Nhịn đói nhịn khát thì về nhà làm gì. Để con Bi nó lo cho em nó thôi.

Sinh cuối xuống sát mặt Bình, lau nước mắt cho nàng hỏi:

- Cháu có chịu theo má đi vùng Kinh Tế Mới không?

Bình mếu máo nói:

- Cháu không đi đâu… cháu không đi đâu. Cháu thù má cháu quá hà chú ơi.

Nghe các con nói vậy. Bà Mười cũng nước mắt lưng tròng, nói:

- Chú Sinh thấy em còn làm được cái gì hơn nữa chứ. Đành vậy thôi. Ngay cả cái nhà này cũng khó bán lắm, nó như căn nhà hoang. Nếu có may mắn ai mua lúc này thì cũng đỡ khổ đôi chút, còn không thì cũng đành bỏ mặc. Đứa nào theo thì theo, đứa nào ở lại muốn làm sao thì làm.

Sinh hỏi:

- Vậy bao giờ chị đi?

- Có thể trưa mai. Còn chậm nhất chỉ còn chuyến đi sáng ngày mốt thôi.

Sinh nói:

- Đi gấp như vậy làm sao bán nhà?

- Đành chịu thôi chú.

Sinh ngập ngừng nói:

- Bây giờ thế này. Tôi muốn giúp chị nên chịu mua căn nhà này hai cây đó. Thú thực tôi cũng không biết mua để làm cái gì với căn nhà hoang này. Thôi thì đã làm ơn làm ơn cho chót. Để tôi hỏi hai đứa nhỏ đã nhé.

Trong khi bà Mười mừng rỡ vì Sinh chịu mua căn nhà này với giá hai cây dễ dàng như vậy. Dù chưa biết Sinh định nói gì với hai đứa nhỏ. Bà nhào tới nắm hai tay Sinh cám ơn rối rít.

Sinh cúi xuống Bình đang ôm chân chàng khóc. Chàng hỏi:

- Bình à… chú tính mua căn nhà này. Vậy con không muốn theo mẹ thì có muốn ở đây với chú không?

Bình mừng rỡ, cố chồm lên ôm cứng lấy Sinh, nói thực nhanh như sợ chàng đổi ý.

- Con ở với chú… con ở với chứ được mà. Chú đừng bỏ con nghe chú.

Sinh quay qua nói với bà Mười:

- Trường hợp con Bình thì dễ rồi, vì nó trên 21 tuổi. Còn con Bưởi nếu nó muốn ở với tôi cũng phải được phép của chị, vì nó còn tuổi vị thành niên. Chị tính sao?

Bà Mười nói thực nhanh không cần suy nghĩ:

- Em cho anh luôn.

Sinh lắc đầu:

- Đâu có đơn giản như vậy được chị Mười.

Bỗng Bưởi nhào tới ôm chầm lấy Sinh mếu máo:

- Chú không cho con theo chú như chị Bình sao chú.

Sinh vòng tay ôm lấy nó nói nho nhỏ:

- Chú cho con theo chú chứ sao bỏ con được. Tuy nhiên, con chưa tới mười tám tuổi thì chú không làm gì được, nếu không có sự đồng ý của mẹ con bán con cho chú. Con hiểu không.

Bưởi nói ngay:

- Lúc nãy mẹ con nói cho chú rồi mà.

Sinh lắc đầu:

- Phải có chứng từ hẳn hoi mới được. Luật pháp không thể nói bằng cái miệng được đâu.

- Vậy con phải làm sao để được theo chú hả chú. Chú đừng bỏ con nghe chú.

Sinh gật đầu, quay qua bà Mười nói:

- Bây giờ còn sớm. Chị chạy qua mời ông Trưởng ấp qua đây. Chúng ta mướn ông ấy làm giấy sang nhượng nhà của chị cho tôi. Đồng thời làm luôn giấy cam kết chị bán con Bưởi cho tôi làm con nuôi. Chị chịu không?

Bà Mười mừng rỡ, lấy tay quẹt nước mắt. Vừa chạy vội ra cửa vừa nói:

- Em đi liền…em đi kêu ông ấy liền.

Thế là chỉ mấy tiếng đồng hồ sau. Ông Trưởng ấp đã mang tới cho Sinh nào giấy bán nhà, nào sổ Đỏ. Nào giấy tờ khai hộ khẩu cho chàng tạm trú ở đây với hai đứa nhỏ, đồng thời gạt tên bà Mười ra khỏi hộ khẩu này. Tuy nhiên, còn giữ lại tên con Bi, mặc dù nó đang bị ở tù. Có cả giấy bà Mười bán Bưởi cho Sinh với giá một triệu đồng. Chính Bà Mười cũng không ngờ Sinh lại cho bà nhiều tiền như vậy trong vụ bà bán Bưởi cho chàng. Tuy nhiên, có lẽ chỉ một mình ông Trưởng ấp biết vì Sinh là Việt Kiều, nên không thể đứng tên nhà được. Mà là bà Mười bán nhà cho Bình. Và chính Bình cũng không biết mình đang là chủ căn nhà này. Lúc làm giấy tờ ai bảo ký cái gì là nàng ký cứ có biết gì đâu. Vụ này sở dĩ mà giấy tờ mau mắn như vậy, vì Sinh đã chịu chi ba trăm đô la cho ông Trưởng ấp để làm tiền bôi trơn lo mọi việc. Lúc nhận ba trăm đô la, tay ông run run. Mắt đỏ hoe như muốn khóc.

Khi ông Tân biết vụ Sinh mua nhà bà Mười. Ông tiếc hùi hụi, ông chạy vội qua gặp chàng trách:

- Anh Sinh ơi. Căn nhà của bà Mười làm sao đáng giá hai cây chứ. Nếu biết vậy tôi đã nói bán cho anh căn nhà của tôi với giá ba cây thôi. Không tốt hơn cả trăm lần nhà bà Mười sao.

Sinh cười hì hì nói:

- Anh còn lạ gì tôi muốn giúp tụi nhỏ thôi. Chứ mai mốt về Mỹ mua cái nhà này làm gì.

Lúc ấy Hồng cũng vừa tới, nàng hỏi:

- Chú Sinh mua nhà bà Mười rồi à?

Sinh cười hì hì:

- Bây giờ anh là hàng xóm của em rồi đó.

Hồng nói:

- Con sợ không dễ như vậy đâu chú. Bố con nhất định bán nhà rồi. Con cũng phải trở về vùng Kinh Tế Mới thôi.

Sinh hỏi:

- Bộ em không muốn về đó sao. Nơi đó là đại gia đình còn muốn gi nữa.

Hồng nói:

- Tại chú không biết ở đó sống ra sao nên nói thế thôi.

- Vậy có nghĩa là Hồng vẫn thích sống ở Sài gon hơn là ở vùng Kinh Tế Mới với gia đình à.

- Dạ… nhưng mà hoàn cảnh này đành chịu thôi chú. Bây giờ con nói thực. Ngày mai bố con trở về Vùng Kinh Tế Mới. Giao nhà cho con bán, chắc chắn con phải bán rồi. Tuy nhiên, con cứ ở lỳ đây, dù có bán được nhà, bất quá con mướn cái chòi nào ở tạm cũng có sao đâu.

Sinh cười hì hì, nói:

- Nếu trường hợp đó xẩy ra. Anh cho em ở đậu với tụi này chịu không?

Mắt Hồng mở thực lớn, nàng nói:

- Anh không nói chơi đó phải không. Em chịu hết mình đó.

Sinh thấy Hồng tự nhiên đổi cách xưng hô, như chàng gọi cô ta, nên ghé sát miệng vô tai Hồng thì thầm:

- Anh sẽ mua căn nhà của bố em ngay hôm nay như mua nhà bà Mười. Và cho em đứng tên nhà, cũng như để em ở luôn đó với anh. Chịu không?

Nghe Sinh nói, Hồng không còn giữ ý tứ gì nữa. Nàng ôm choàng lấy Sinh khóc nức nở ngay trên vai chàng thật tự nhiên. Ông Tân thấy con gái mình hành động bất thường như vậy ngạc nhiên, há hốc mồm, không biết nói cái gì bây giờ. Bỗng Hồng ghé sát miệng vô tai ông nói những gì Sinh vừa mới nói với nàng. Ông Tân muốn nhẩy dựng lên. Như vậy thì coi như ông trúng số rồi còn gì. Bán nhà mà không mất nhà. Dù cho có sang tên cho Hồng thì nàng vẫn là con gái ông. Hơn nữa, ông vừa được tiền lo cho gia đình trong lúc khó khăn này. Mà con gái ông không miễn cưỡng phải sống lam lũ trên vùng Kinh Tế Mới thì còn gì sung sướng hơn. Cuộc sống của Hồng là điều làm ông dằn vặt nhất. Ông chỉ có một đứa con gái cưng này. Nếu được như bây giờ thì không còn gì mong muốn hơn nữa. Tự nhiên ông nghĩ xa hơn; có bao giờ Sinh yêu con gái ông không. Dù chàng anh ta có vợ con ở Mỹ thì con Hồng nhà ông cũng có hai đời chồng rồi. Hơn nữa, còn hai đứa con nhỏ nhèo nhẹo như thế kia thì làm sao xứng với Sinh được. Ý nghĩ đó chợt tới chợt đi, nhưng ông vẫn vui mừng, không còn gì hơn nữa khi bán được nhà mà con gái ông lại đứng tên.

Ông cười cười nói với Sinh:

- Anh nhất định như vậy rồi à. Anh không nói chơi đó chứ.

Sinh mỉm cười:

- Anh thấy từ ngày biết anh tới giờ, có bao giờ tôi dám nói chơi với anh không.

- Vậy bây giờ vui quá. Tôi nói chơi được không?

- Xong rồi… nói đi.

Ông Tấn vẫn giữ nụ cười trên môi nói:

- Tôi bán con Hồng cho anh nữa anh có chịu mua không.

Nghe bố nói, Hồng ré lên:

- Cái Bố này… Chuyện đó mà nói chơi được à.

Rồi không để cho bố kịp nói gì. Hồng trở nên trây trúa.

- Con trên hai mươi mốt tuổi rồi. Đời con, con có quyền quyết định. Bố đâu có quyền bán con như bà Mười bán con Bưởi. Con nói thực, nếu anh Sinh thương con. Con theo không anh ấy luôn đó bố.

Ông Tân quay qua Sinh, vẫn giữ nụ cười hỏi:

- Nó nói vậy anh tính sao.

Lúc này hai tay Hồng vẫn còn choàng chung quanh cổ Sinh. Người nàng đang ép sát vô thân thể chàng, mặc dù Hồng đang đứng trước mặt bố mình mà không ngại ngùng gì cả. Còn Sinh, sau khi làm vài ly xá xị pha rượu đế với ông Tân, người chàng cũng đã nóng lên hừng hực. Nghe ông Tân hỏi khó; Sinh thấy tại sao không đốt giai đoạn làm tới luôn. Chàng không trả lời ông Tân mà đưa hai tay bợ lấy khuôn mặt Hồng hôn vô môi nàng thật say đắm. Chính Hồng cũng ngỡ ngàng không ngờ Sinh hành động như vậy. Nàng chỉ còn biết nhắm mắt lại ôm ghì lấy chàng.

























34 views0 comments

Comments


bottom of page